Chuyên gia nói gì việc dùng axit sunfuric… tẩy rửa bình nước lọc?

Chia sẻ Zalo

Mỗi ngày, có đến 600 bình nước ‘tử thần’ được xuất ra để phục vụ thị trường Hà Nội. Những bình nước này được tráng bằng chất axit sunfuric, soda.

Nước kém chất lượng tràn lan thị trường

Chưa bao giờ nước uống đóng chai lại tràn lan trên thị trường nhiều như hiện nay. Chỉ cần 1 cuộc điện thoại chưa đầy một phút thì yêu cầu của khách hàng bao nhiêu bình nước cũng được đáp ứng.

Gần đây, qua kiểm tra, đội cảnh sát môi trường Công an Q. Hoàng Mai đã phát hiện Công ty đầu tư công nghệ và thương mại quốc tế Thiên Nhu (tại tổ 2 P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai) sản xuất 3 nhãn hiệu nước gồm Fancy, Miru và Lavijoy.
Cơ sở làm giả nhãn mác của 3 thương hiệu.
Cơ sở làm giả nhãn mác của 3 thương hiệu.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, nhưng không xuất trình được giấy cam kết bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đăng ký nhãn mác, sử dụng bao bì và không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đây chỉ là một cơ sở nhỏ bị phát hiện. Vậy, hàng ngày người dân Hà Nội sẽ tiêu thụ bao nhiêu bình nước kém chất lượng như thế này? Có bao nhiêu cơ sở nước đóng bình kinh doanh bất chấp lương tâm đạo đức của con người chỉ vì lợi nhuận trước mắt?

Theo thông tin từ lực lượng cơ quan chức năng, sau khi kiểm tra đã phát hiện ra cơ sở này có dấu hiệu làm giả nhãn mác và sử dụng axit sunfuric, soda trong quá trình tẩy rửa bình nước lọc.

Người thực hiện quy trình tẩy rửa này là một công nhân tại xưởng, không hề qua trường lớp đào tạo, chỉ ngâm tẩy hóa chất theo… kinh nghiệm.

Mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 600 bình, bình nước lọc Fancy bán giá 7 nghìn đồng/bình, Lavijoy bán giá 15 nghìn đồng/bình, Miru 22 nghìn đồng/bình. Lực lượng chức năng thu giữ 5 bình Miru, 63 vỏ bình trên thân có tem của Miru, 47kg tem dán cổ bình nhãn hiệu Miru, 52 bình có chứa nước nhãn hiệu Lavijoy.

Có thể gây bỏng nặng cho người sử dụng
PGS.TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Hóa học (khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)
PGS.TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Hóa học (khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Trước thông các bình chưa nước thường xuyên sử dụng axit sunfuric, soda để tẩy rửa bình khiến dư luận bàng hoàng, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Hóa học (khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), ông cho biết: “Đối với người sử dụng chất bản chất của axit sunfuric độc hại khi tồn tại ở dạng đậm đặc vì dễ gây bỏng da và cháy da nếu chạm phải. Vì vậy, nếu sử dụng để tráng bình nước thì giúp đánh bật những vết tẩy ố bám trên bình, nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với người sử dụng nó".

Theo PGS, khi người ta muốn làm sạch bình, thường thì người ta chỉ sử dụng axitclohidric làm sạch những vết rỉ sét, không gây nguy hại cho người sử dụng".

 
Chủ cơ sở Phan Văn Trung (SN 1983, trú tại Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An) cho biết thuê nhà xưởng trên để làm cơ sở sản xuất bình nước lọc đóng chai, vừa mới hoạt động từ tháng 1/2016. Hệ thống lọc, chứa nước mua lại từ chủ cũ. Nước được hút từ giếng khoan qua quá trình tẩy lọc được cơ sở này đóng bình, dán tem nhãn bằng phương pháp thủ công rồi đem đi tiêu thụ.

Hiện Công an Q.Hoàng Mai lấy mẫu nước ngâm tẩy đi kiểm nghiệm.

Bên cạnh đó, nghi ngờ một số nhãn hiệu tại cơ sở này là làm giả, lực lượng chức năng tiến hành thu giữ và tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần