Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyên gia tư vấn: Cách đối phó với chứng rối loạn lo âu

TS Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc BV Tâm thần ban ngày Mai Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bình thường ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng vào lúc này hay lúc khác, đặc biệt lo âu thường xuất hiện ở giai đoạn cuộc sống căng thẳng.

Tuy nhiên, lo lắng trở nên nghiêm trọng, liên tục gây trở ngại các hoạt động hàng ngày thì đây có thể là một dấu hiệu của rối loạn lo âu.
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các triệu chứng của lo âu thể bao gồm: Liên tục lo lắng, ám ảnh về mối quan tâm nhỏ hay lớn, bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung tâm trí, khó chịu,  cảm thấy bối rối hoặc bị dễ dàng giật mình, khó ngủ, khó thở hoặc nhịp tim nhanh… Một số lo lắng là bình thường, nhưng cần khám bác sĩ nếu: Cảm thấy như đang lo lắng quá nhiều, và nó can thiệp vào công việc, các mối quan hệ hoặc các phần khác của cuộc sống; Cảm thấy chán nản, có rắc rối với rượu hoặc ma túy, hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần khác cùng với lo âu; Có ý nghĩ tự tử. Dưới đây là một vài điều có thể làm để tránh được những lo âu.
Tập thể dục hàng ngày: Làm giảm căng thẳng, có thể cải thiện tâm trạng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tốt nhất nên phát triển một thói quen thường xuyên và tập thể dục hàng ngày, bắt đầu chậm và dần dần tăng số lượng và cường độ tập thể dục.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh ăn nhiều chất béo, thức ăn có đường và đồ ăn chế biến sẵn. Tránh uống rượu và thuốc an thần khác. Việc dùng ma túy hay chỉ là café, thuốc lá cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm sự lo lắng. Nếu không bỏ được những chất kích thích này, hãy gặp bác sĩ hoặc tìm một nhóm hỗ trợ để được giúp đỡ.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, nếu không ngủ được, hãy đến gặp bác sĩ.
Hòa nhập xã hội: Đừng để lo lắng cô lập từ những người thân yêu hoặc các hoạt động thú vị. Tương tác xã hội và các mối quan hệ chăm sóc có thể làm giảm bớt lo lắng.
Ngoài ra, tham gia sinh hoạt nhóm sẽ có thể tìm thấy sự thông cảm, sự hiểu biết và kinh nghiệm chia sẻ. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần  để tìm giải quyết được những lo lắng.
Đừng bám víu vào mối quan tâm trong quá khứ, hãy để nó trôi qua. Thay đổi những gì có thể và để nghỉ ngơi. Khi cảm thấy lo lắng, đi bộ nhanh hoặc đi sâu vào một sở thích để tái tập trung tâm trí tránh khỏi lo lắng. Tham dự vào kế hoạch điều trị. Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Giữ các cuộc hẹn điều trị.
Không có cách nào để dự đoán chắc chắn một người nào đó phát triển các rối loạn lo âu, nhưng có thể thực hiện các bước để giảm tác động của các triệu chứng nếu đang lo lắng: Đi khám sớm để được tư vấn hoặc điều trị kịp thời. Không ít người luôn tìm cách né tránh việc đi khám chuyên khoa vì họ sợ bị người khác cho là người "hèn yếu" hoặc "điên", “tâm thần”. Thực ra, người mang bệnh lý lo âu hiếm khi mắc bệnh tâm thần nặng, và nếu được can thiệp sớm thì sẽ cải thiện hơn rất nhiều.