Và theo thông lệ quốc tế, tất cả trẻ em đi xe máy hơn 6 tháng tuổi – ngay sau khi có thể giữ thẳng cổ đều nên đội MBH.
Vậy nhưng với vấn đề này, nhiều phụ huynh còn xem nhẹ, thậm chí lơi là. Sự chủ quan của người lớn có thể khiến trẻ em đang ngồi sau tay lái phải đối mặt với mối nguy hiểm khôn lường. Việc bảo vệ mạng sống quý giá của con trẻ là việc luôn phải làm. Vì vậy, trước khi rời khỏi nhà, người lớn hãy dành vài giây để đội MBH cho trẻ.
Đừng ngụy biện
“Quên” là câu nói khá phổ biến của các bậc phụ huynh khi bào chữa cho hành vi không đội MBH cho con em mình khi tham gia giao thông. Thực tế cho thấy, khi vắng các lực lượng chức năng nhắc nhở, xử phạt, tình trạng phụ huynh "quên” đội MBH cho con lại tái diễn từ thành thị đến nông thôn.
Khi quan sát ở bất kỳ một số trường tiểu học, THCS ở trung tâm Hà Nội vào giờ tan học buổi chiều, cho thấy, tình trạng nhiều phụ huynh và các em học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông vẫn diễn ra. Thậm chí, một số phụ huynh mặc dù có mang MBH theo, nhưng chỉ treo ở xe chứ không đội cho con. Hoặc khi tới đoạn đường có cảnh sát giao thông mới dừng xe lại và cho con đội MBH. Có vị cho con đội MBH lại không bảo đảm chất lượng. Khi hỏi đến việc đội mũ cho trẻ, nhiều phụ huynh tỏ vẻ "khó chịu” và lấy lý do nhà gần, đi một đoạn là tới, nên không mang mũ hoặc đội MBH sẽ nóng, không tốt cho con, sợ mất...
Còn ở khu vực nông thôn, chuyện đội MBH cho trẻ em lại càng hiếm hoi. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn chưa biết gì về quy định xử phạt nghiêm trẻ em trên 6 tuổi khi ngồi trên xe máy mà không đội MBH. Nguy hiểm hơn, khi có những phụ huynh chở 3, 4 em hoặc cho con trẻ đứng lên yên xe, lao vun vút ngoài đường. Mặc dù, đã có nhiều câu chuyện đau lòng về trường hợp các cháu nhỏ bị TNGT do đi xe máy không đội MBH. Điều này cho thấy nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đội MBH với con trẻ. Đây chính là hình ảnh xấu, phản cảm, tác động rất mạnh vào ý thức trẻ em. Trong khi, có không ít trường hợp các em ở bậc THPT, THCS đi xe mô tô, xe đạp điện không đội MBH, chạy hàng 2 hàng 3, lạng lách trên đường hoặc đội MBH, nhưng không cài quai. Chính việc làm này tạo điều kiện cho các em vi phạm luật giao thông.
Hãy gương mẫu
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, tỷ lệ chấp hành đội MBH cho trẻ em ở các địa phương đều tăng lên, tuy nhiên vẫn ở mức thấp và không được duy trì ổn định. Điều đó chứng tỏ, vai trò tăng cường sự giám sát, kiểm tra, nhắc nhở của nhà trường và việc thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm trong công tác xử phạt vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông là hết sức quan trọng.
Các chuyên gia giao thông đều đồng tình rằng, quy định phải đội MBH cho trẻ không mới, bởi đã được các ngành chức năng kêu gọi nhiều lần, nhưng nhiều năm qua thực hiện chưa nghiêm. Do đó, đã đến lúc các lực lượng chức năng phải xử ký nghiêm các trường hợp vi phạm. Cụ thể, nên thành lập các đoàn kiểm tra đến trực tiếp các trường học Hà Nội, nơi nào để tái diễn hoặc xử lý chưa nghiêm vi phạm này, Ban ATGT sẽ đề xuất UBND TP kiểm điểm, có hình thức xử lý nghiêm.
Song song với đó cũng cần tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật ATGT từ cha mẹ, người lớn, thầy cô song hành với việc giáo dục học sinh. Người lớn gương mẫu trong tham gia giao thông thì kết quả giáo dục trẻ em chấp hành luật giao thông mới tốt.
Hành vi gương mẫu của người lớn là bài học thực tế cho chính mình và cho con trẻ noi theo
Giữa nhà trường, gia đình, các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp giải quyết thật cụ thể như cha mẹ chỉ cho con em đi xe đạp đến trường; nếu nhà xa, các em cần đi học bằng xe máy thì phải là xe máy dưới 50cc, hoặc đi xe đạp điện, và tất cả đều phải đội MBH chuẩn; phải đi hàng một, không đẩy kéo lẫn nhau, không vượt đèn đỏ…
Trong mỗi giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, thầy cô nên dành nhiều thời gian uốn nắn hành vi chưa đúng của các em; tạo điều kiện trao đổi ý kiến về văn hóa giao thông, những vấn đề hằng ngày các em nhìn thấy khi đi đường. Từ đó đánh giá, nhận xét các hành vi đúng - sai … đây là bài học rút ra cho chính các em… Các học sinh từ tiểu học đến trung học cần được nhà trường giáo dục ATGT trong chương trình chính khóa, cũng như ngoại khóa thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường và các đoàn thể địa phương…
Những việc làm thực tế như thế không phải là khó, nhưng có hiệu quả giáo dục lớn. Đồng thời, cần có các hình thức biểu dương gương người tốt việc tốt trong công tác tuyên truyền thực hiện văn hóa giao thông từ khu dân cư, các cơ quan công sở đến các trường học; tổ chức triển lãm những hình ảnh đẹp về văn hóa giao thông cho học sinh, thanh thiếu niên xem để các em học tập, thực hiện.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 4 phút trôi qua có 1 trẻ em mất đi mạng sống trên thế giới vì tai nạn giao thông. Tại Việt |