Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có được dùng sổ đỏ của bố mẹ đi thế chấp ngân hàng?

Kinhtedothi - Tôi cần một số vốn lớn để kinh doanh, đang có ý định sẽ mượn sổ đỏ của bố mẹ thế chấp ngân hàng. Vậy theo quy định, tôi có được thế chấp không và khi thế chấp tôi cần đảm bảo những nghĩa vụ gì? (Nguyễn Duy Đức, Cầu Giấy, Hà Nội).

Trả lời:  Tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:

  1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
  2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì bạn chỉ được dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thế chấp. Đồng nghĩa với việc, bạn không thể dùng sổ đỏ của bố mẹ mình để thế chấp ngân hàng.

Cũng tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

  1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
  3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
  6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
  7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
  8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

 

Vì sao khu tập thể Trung cấp nghề GTCC chưa được cấp sổ đỏ?

Vì sao khu tập thể Trung cấp nghề GTCC chưa được cấp sổ đỏ?

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đỏ?

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đỏ?

Khách hàng căng băng rôn đòi Becamex IJC trả sổ đỏ

Khách hàng căng băng rôn đòi Becamex IJC trả sổ đỏ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ