Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cô giáo khuyết tật gieo ước mơ cho trẻ khiếm thính

Kinhtedothi - Cô giáo Linh Thị Sơn - trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội trong những năm qua luôn cố gắng mỗi ngày với niềm tin sẽ có một tương lai tươi sáng cho các học trò.
 Cô giáo Linh Thị Sơn cùng các em học sinh lớp 5 trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. 

Đồng cảm cùng số phận

Hai chị em cùng bị khiếm thính, cùng học một trường nhưng em lại học cao hơn chị một lớp. Mang tâm lý e ngại, lớn tuổi còn đi học, chị Nguyễn Thị Quyên (32 tuổi, ở Hà Tây cũ) - học sinh lớn tuổi nhất lớp 5, trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội, chán nản, luôn mặc cảm, muốn nghỉ học. Hay Văn Hồng Anh (14 tuổi, Vĩnh Phúc) hàng ngày miệt mài theo chân bác từ nhà trọ tới trường đã 4 năm nay khi không có tình thương của bố mẹ. Mặc cảm với hoàn cảnh, Hồng Anh nhút nhát, rụt rè, không tự tin giao tiếp trước bạn bè. Đó chỉ là một trong vô vàn khó khăn mà cô Linh Thị Sơn gặp trong công tác giảng dạy tại trường đặc biệt này. Những lúc khó khăn ấy, cô phải khuyến khích, động viên học sinh để tiếp tục việc học.

Gần hai năm bám trường, bám lớp, từ vùng sâu, vùng xa đến với trẻ khiếm thính, tuy thời gian chưa dài nhưng cô Sơn đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhờ sự đồng cảm, thấu hiểu khó khăn với người khuyết tật (cô cũng bị khuyết tật vận động), cô Sơn luôn kiên trì, nỗ lực hết mình để dìu dắt học sinh vươn lên, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Lấy sự tiến bộ của trò là niềm vui

Cô Sơn kiên định với suy nghĩ, dạy học sinh khuyết tật hay học sinh bình thường, quan trọng là phải có cái tâm với nghề, dạy bằng tất cả tình yêu thương học sinh. Thành quả sau gần 2 năm gắn bó với trẻ khiếm thính, cô giáo trẻ đã tạo động lực, gieo lên niềm tin cho trẻ thấy việc học là cần thiết và ý nghĩa. Cô luôn tìm tòi, đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến, linh hoạt phương pháp giảng dạy giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài học. “Ở lớp, nhiều học sinh không chỉ bị khiếm thính mà còn mắc thêm những bệnh lý khác, nhiều hoàn cảnh éo le nên càng khó khăn trong việc học và hình thành ý thức, nền nếp. Để giúp học sinh hiểu bài, tôi phải sử dụng rất nhiều phương pháp, kể cả lời nói, ký hiệu, tranh ảnh, trình chiếu…” - cô Sơn chia sẻ.

Song song với giảng dạy, cô Sơn thường tổ chức và duy trì các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kết hợp cùng nhóm Dự án Kid+ tổ chức những buổi chia sẻ về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, giúp các em nâng cao hiểu biết và phòng tránh nguy cơ xâm hại tình dục. Để hình thành sự tự tin cho học sinh, trong những giờ giải lao, cô thường chọn một tiết mục văn nghệ để các em nhảy hay biểu diễn theo, dần dần tạo sự hứng thú, vui vẻ, thoải mái trước khi vào học…

Sự gần gũi, tâm huyết với công việc của cô Linh Thị Sơn đã giúp những học sinh đặc biệt của mình có nhiều cơ hội được giao lưu với học sinh trên toàn TP, nhất là trong những dịp trường có các đoàn học sinh đến giao lưu vào dịp Hè hoặc đoàn phụ huynh - học sinh đến tặng sách, hướng dẫn làm bánh... Từ đó, các học sinh khiếm thính ngày càng tiến bộ, thêm phần tự tin, hòa nhập cộng đồng. “Niềm vui của thầy, cô giáo không có gì hơn ngoài sự tiến bộ của học trò” - cô giáo trẻ nói.

Mặc dù còn nhiều khó khăn vất vả, công cụ hỗ trợ dạy học còn thiếu thốn nhưng với tình thương dành cho học sinh khiếm thính, cô Sơn cũng như trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội vẫn đang hàng ngày cố gắng, nỗ lực để dìu dắt các em vươn lên, hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội khen thưởng 100 cá nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025

Hà Nội khen thưởng 100 cá nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025

16 May, 04:04 PM

Kinhtedothi - Đây là những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, trực tiếp lao động, sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, thương mại, môi trường đô thị, thực phẩm, điện - điện tử, cơ khí, cao su, dược phẩm, khách sạn, dịch vụ...

Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

Món quà yêu thương vượt sóng tới Trường Sa

14 May, 08:16 PM

Kinhtedothi - Vào đầu tháng 5/2025, Đoàn công tác số 17 với gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Học viện Hàng không, cùng các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, các cơ quan báo chí truyền thông… đã đến thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang công tác quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1.

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

Nhân văn từ góc nhìn hướng tới người dân vùng bão lũ

04 May, 05:48 AM

Kinhtedothi - Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” ngày càng lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc khi hướng đến từng số phận, những khó khăn, thách thức của người yếu thế, nữ công nhân lao động…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ