Đờn ca tài tử Nam bộ đã được Tổ chức Giáo dục Khoa học & Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp nối thành công của Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ I tại Bạc Liêu năm 2014. Năm nay, Bình Dương là “Người tiếp lửa & tôn vinh di sản văn hóa của miền đất Phương Nam”.
Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 là cơ hội bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa đặc trưng này của Nam Bộ. |
Thông qua, Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II sẽ giới thiệu đến người dân trên mọi miền đất nước về “tài sản” văn hóa truyền thống quý báu cần được bảo tồn và phát huy trước sự du nhập của các loại hình văn hóa từ các nước trên thế giới trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 sẽ góp phần thiết thực vào việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.Với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Bảo tồn và phát triển”, Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 sẽ tiếp nối sự tôn vinh và quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Đây là hoạt động thiết yếu nhằm bảo tồn và triển khai có hiệu quả Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ giai đoạn 2014 - 2020 của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; là hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc với Nghệ thuật Đờn ca tài tử, đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật, thưởng thức văn hóa tinh thần của công chúng. Bên cạnh đó, Festival còn là hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường liên kết vùng trong việc hợp tác, xúc tiến thương mại du lịch, đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế của các tỉnh, thành phố tại khu Nam Bộ nói chung và Bình Dương nói riêng.Bên cạnh đó, tại Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 còn diễn ra các hoạt động bổ trợ, như: Triển khai nghiên cứu Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Bảo tồn và phát huy bền vững Nghệ thuật Đờn ca tài tử tại Bình Dương”; Triển lãm tranh, ảnh về Nghệ thuật Đờn ca tài tử; Xây dựng và tổ chức các tour, tuyến du lịch phục vụ du khách nhân dịp Festival; Tổ chức diễu hành xe Môtô phân khối lớn và xe cổ; Các đoàn tham dự Festival ca diễn phục vụ nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.Trước đó, trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017, đã triển khai các hoạt động, như: Tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Khu vực Đông Nam Bộ tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2016; Đưa vào hoạt động Cổng Thông tin điện tử quảng bá Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 tại địa chỉ: doncataitu.vn; Phát động cuộc thi sáng tác lời mới 20 bản tổ nhạc Tài tử Nam Bộ; Phát động cuộc thi sáng tác bài ca vọng cổ và chặp cải lương.Ông Huỳnh Văn Đáng - GĐ Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Bình Dương, cho biết: “Đơn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, theo thời gian đang dần bị mai một bởi du nhập của các loại hình văn hóa từ các nước trên thế giới. Do đó, Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ II - Bình Dương năm 2017 là cơ hội bảo tồn và phát tiển loại hình văn hóa đặc trưng này của Nam Bộ trong tương lai”.