Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Có nên hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục?

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc khảo sát nhanh tại chương trình đối thoại sinh viên về bình đẳng giới và an toàn cho phụ nữ và trẻ em cho thấy, có 482 cánh tay ủng hộ hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục, chỉ 15 ý kiến phản đối.

Phần lớn ủng hộ hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục
Tại chương trình đối thoại sinh viên về bình đẳng giới và an toàn cho phụ nữ và trẻ em, phần tranh biện của các bạn sinh viên về một trong những vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay là an toàn cho phụ nữ nơi công cộng. Cuộc tranh biện được thực hiện theo phong cách của nghị viện Anh diễn ra rất sôi nổi, hào hứng, đưa ra vấn đề mà xã hội cùng quan tâm.
 Phần tranh biện có nên hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục.
Thuyết trình về những hành vi cụ thể được cho là quấy rối tình dục, sinh viên Thùy Linh - thành viên của đội ủng hộ việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục khẳng định hành vi quấy rối tình dục đang có sự gia tăng và hình sự hóa là cách răn đe tốt nhất cho hành vi này.
Trước ý kiến này, đại diện đội phản đối hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục cho rằng không phù hợp.
Tuy nhiên, quan điểm là lên án hành vi quấy rối tình dục và không xem nhẹ. Luận điểm của đội này là không tồn tại căn cứ xác định đích đáng mức độ của hành vi quấy rối tình dục. Tác động của quấy rối là rõ nhưng chưa đủ để kết tội, mức ảnh hưởng chưa đủ nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự, chưa có thang đo cụ thể nào đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tâm sinh lý người bị hại. Xử lý bằng luật cần dựa trên bằng chứng rõ ràng, nếu không sẽ tạo ke hở để tạo nên mục đích xấu.
Hình sự hóa  sẽ có tác dụng răn đe
Tranh luận trở lại, thành viên của đội ủng hộ hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đưa ra luận điểm: Nếu cho qua thì hành vi của quấy rối sẽ bị xem nhẹ, không được xem là hành vi đáng bị lên án. Hình sự hóa  hành vi này sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục cho nhiều người. Khi hình sự hóa sẽ phải đi kèm với tuyên truyền pháp luật giúp tăng cường hiểu biết, nhận thức trong phòng chống, ứng xử khi bị quấy rối. Từ đó sẽ giúp cho xã hội an toàn hơn. Nhiều người đang bị quấy rối nhưng chưa có văn bản nào khẳng định họ bị quấy rối. Các bạn tin rằng việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục giúp cho xã hội an toàn hơn.
Tuy nhiên, đội không ủng hộ hình sự hóa lại cho rằng, luật pháp Việt Nam cũng đưa ra quan điểm, pháp luật cần tính đến tâm lý và ảnh hưởng xấu đến nạn nhân. Nếu không khéo sẽ chẳng khác gì tái hãm hại nạn nhân. Xử lý bằng luật, quan trọng nhất là tính chính xác và nhất quán của bằng chứng.
Đại diện đội này cũng phản biện đội ủng hộ về việc răn đe đối tượng quấy rối sẽ chùn chân. Đừng quên rằng đối tượng quấy rối, họ sẽ biết hành vi của họ không đủ cơ sở để đưa ra luật pháp lên nếu nói lo sợ thì khó. Quan trọng nhất, nạn nhân bị quấy rối chưa nhận thức được mình là nạn nhân. Vì vậy nếu hình sự hóa, khi cần bằng chứng thực tế nếu nạn nhân không có bằng chứng pháp lý thì liệu họ có bị bỏ ngoài xã hội? Thông điệp là tất cả hãy cùng tiến lên phía trước và không ai tụt lại phía sau.
“Ta sẽ gia nhập nhiều công ước về bạo lực tình dục, hình sự hóa quấy rối dưới góc độ nhân quyền là hoàn toàn khả thi, tất yếu. Hành vi này có nguy cơ xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của nạn nhân nên hình sự hóa là khả thi. Dưới góc độ là người trẻ dấy lên tiếng nói nhân quyền, lộ trình 5 năm để xây dựng pháp luật là điều hoàn toàn khả thi”, đội ủng hộ phản biện.