Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Nhà đầu tư ngoại chùn chân vì... quy định

Đinh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài cho rằng, các quy định giới hạn về tỷ lệ sở hữu khiến họ không thể can dự sâu vào điều hành, quản trị công ty… Và đó là nguyên nhân lớn khiến họ chùn chân khi bỏ vốn vào các DN Nhà nước (DNNN).

Ít doanh nghiệp được để ý
Thời gian qua, các tập đoàn, tổng công ty bán được cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có thể kể đến là: Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam bán được 20% cho Aeroport de Paris (Pháp), Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT được NĐT Nhật Bản Oriental Consultans mua 4,35%, Tổng Công ty Xây dựng công trình Giao thông 1 được một NĐT Nhật Bản khác là Hassyu mua 11%.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, chỉ có 4/46 DNNN được NĐT ngoại "nhòm ngó" khi cổ phần hóa (CPH), tương đương 8,7% tổng vốn.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã bán được 20% cổ phẩn cho Aeroport de Paris (Pháp).   Ảnh: Phạm Hùng

Giới chuyên gia cho rằng, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thiếu thu hút cổ đông chiến lược trong các thương vụ CPH. Với tỷ lệ sở hữu quá nhỏ, NĐT nước ngoài không thể can dự sâu vào điều hành, quản trị công ty, không có động lực mạnh để đầu tư chiến lược, dễ bị xung đột mục tiêu và sự chèn ép của các cổ đông khác.

Theo quy định, 54 ngành, lĩnh vực, NĐT nước ngoài không được phép tham gia; 113 ngành, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, NĐT nước ngoài sở hữu không quá 49%. Bên cạnh đó, hàng rào bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ nội địa cũng khiến NĐT ngoại ngột ngạt. Điều này gây bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, giảm động cơ đầu tư chiến lược, nguy cơ vi phạm các nghĩa vụ, cam kết hậu hợp đồng.

Nghiên cứu “cởi trói”

Từ góc nhìn của NĐT nước ngoài, ông Tony Foster - Luật sư điều hành Freshfields Bruckhaus Deringer LLP cho rằng, việc giới hạn tỷ lệ sở hữu ở mức thấp khiến cho NĐT nước ngoài không thể đóng góp nhiều cho DN. Các thương vụ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) mà NĐT nước ngoài chỉ tham gia 3% hay 10% chỉ có giá trị trong đầu tư tài chính, không có hiệu quả về đầu tư chiến lược. Bên cạnh đó, nếu Chính phủ sẵn sàng nới zoom sở hữu cho cổ đông nước ngoài thì rất có thể sẽ tăng sức hấp dẫn và giá bán cho chính DN CPH. Ngoài ra, sự chậm trễ trì trệ trong quá trình CPH của bản thân các DN cũng khiến nhiều NĐT nước ngoài phải bỏ cuộc. Ông Johnathan Ooi - Phó Tổng Giám đốc tư vấn của Công ty Kiểm toán PwC nhìn nhận, một khi các NĐT đã bỏ ra hàng triệu USD để thuê tư vấn, điều họ cần là những lộ trình rõ ràng, mốc thời gian cụ thể hoàn tất giao dịch.

Để tăng sức hấp hẫn trong CPH, các NĐT nước ngoài và giới chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp cho phép NĐT ngoại sở hữu tỷ lệ cổ phần giống như các cổ đông chiến lược trong nước. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu cho phép sở hữu chi phối ở các ngành, lĩnh vực không thiết yếu. Đồng thời có cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số ở những ngành, lĩnh vực cổ đông chiến lược chỉ được sở hữu thiểu số…

Theo ông Đinh Tuấn Minh - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, quy định “chỉ bán cổ phần lần đầu cho NĐT chiến lược đối với các DN thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% cổ phần” cũng nên được xem xét, nghiên cứu kỹ. Quy định này vừa không khuyến khích các NĐT chiến lược mua cổ phần, đồng thời tạo ra sự vênh nhau trong chính sách thu hút đầu tư.

Nhiều NĐT ngoại hiện rất “để mắt” đến các DNNN. Tuy nhiên, qua quá trình thẩm định, họ lắc đầu vì phát hiện ra nhiều vấn đề nội tại ở DNNN như quản trị kém, nợ xấu lớn, kinh doanh sụt giảm… Ngoài ra, quá trình định giá không chuẩn, nhiều DN đưa ra giá bán cao nhưng NĐT không có căn cứ thông tin để khẳng định mức giá đó đã công bằng hay chưa.

Ông Adam Sitkoff - Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam