Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được kết quả tích cực khi trở lại sân nhà, do gặp phải một số khó khăn nhất định, như: nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu không được ưu đãi về thuế như với hàng xuất khẩu nên chi phí giá thành phần nào bị đội lên; chi phí lưu thông phân phối cao (như vận tải, mặt bằng, hoa hồng đại lý…) làm tăng giá cả, giảm cạnh tranh cho doanh nghiệp; tính ổn định thị trường chưa cao (do cả điều kiện, thói quen tiêu dùng và do điều tiết chính sách vĩ mô còn trồi sụt)...
Tất cả những điều đó khiến nhiều doanh nghiệp có thị trường bên ngoài nền nếp mang tâm lý ngại quay về thị trường nội địa, hoặc dễ nản lòng sau một thời gian đầu tư không hiệu quả trên sân nhà.
Cũng còn không ít doanh nghiệp nỗ lực chưa đủ chinh phục thị trường nội địa, thậm chí mang tâm lý chấp nhận thua trên sân nhà, như trong lĩnh vực sản xuất sắt thép, đồ gỗ chẳng hạn. Và đây là một điều rất đáng tiếc.
Tôi cũng rất buồn khi chứng kiến sự lùi bước của một số lĩnh vực sản xuất, nhất là những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng cao như điện máy, điện tử.
Theo tôi, có nguyên nhân từ chiến lược phát triển những ngành này, là chúng ta đã dựa quá nhiều v ào các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...