Kinhtedothi - Bộ TT&TT đã phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất. Giá khởi điểm đối với đấu giá tần số này sắp tới là gần 3.984 tỷ đồng cho khối băng tần là 100 MHz.
Con số trên đã thấp hơn rất nhiều So với lần đấu giá băng tần 2.300-2.400MHz không thành hồi tháng 6/2023, giá khởi điểm là trên 5.798 tỷ đồng cho 1 khối băng tần 30 MHz).
Doanh nghiệp trúng đấu giá được cấp giấy phép sử dụng băng tần với thời hạn 15 năm. Ngoài ra, số tiền đặt cọc để doanh nghiệp tham gia đấu giá cũng được giảm chỉ còn 200 tỷ đồng (lần trước, doanh nghiệp đấu giá phải đặt trước 580 tỷ đồng).
Băng tần 2.500-2.600 MHz dành cho 5G có giá khởi điểm gần 4.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)
Cũng tại quyết định này, Bộ TT&TT quy định 4 cam kết triển khai mạng viễn thông đấu giá băng tần 2.500-2.600 MHz.
Thứ nhất, sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz, nhà mạng triển khai tối thiểu 3.000 trạm thu phát sóng 5G sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz (doanh nghiệp có thể triển khai trạm BTS 4G sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz khi được cấp giấy phép viễn thông theo quy định).
Thứ hai, nhà mạng cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần.
Trong đó, tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải triển khai tối thiểu 30% số lượng BTS phát sóng đã cam kết triển khai trong 2 năm đầu tiên.
Thứ ba, doanh nghiệp phải cam kết tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định.
Thứ tư, trong điều kiện khả thi về công nghệ, kỹ thuật, nhà mạng phải cam kết chuyển vùng dịch vụ viễn thông giữa các mạng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước để phục vụ các hoạt động viễn thông công ích; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp theo quy định.
Kinhtedothi - Trong báo cáo kinh doanh 6 tháng đầu năm gửi Bộ TT&TT, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết sẽ phát sóng diện rộng dịch vụ 5G trong quý III/2023.
Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Bộ TT&TT đã đề ra lộ trình đấu giá và cấp phép tần số 5G vào cuối năm 2023 để thương mại hóa 5G vào năm 2024.
Kinhtedothi - Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ các DN, hiện tại nhiều cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước đã ứng dụng AI, sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc hàng ngày.
Kinhtedothi - Bộ KH&CN vừa ban hành Thông tư nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc sử dụng băng tần E tại Việt Nam, tạo nền tảng thuận lợi để triển khai hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, từ đó góp phần xây dựng "đường cao tốc" vững chắc cho hạ tầng 5G Việt Nam.
Kinhtedothi - One UI 7 là bản cập nhật phần mềm mới nhất của Samsung, cung cấp một loạt cải tiến về giao diện và tính năng cho các thiết bị Galaxy. Tiến trình triển khai chính thức còn chậm, và một số thiết bị sẽ được cập nhật vào tháng 4/2025, bao gồm dòng Galaxy S, Galaxy Z, và Galaxy Tab.