Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công bố mô hình khởi tạo startup giai đoạn 2022 - 2025

Kinhtedothi - Lần đầu chương trình khởi tạo startup của 3 nguồn lực: Công nghệ - vốn - thị trường đã có sự đồng hành của gần 20 nhà đầu tư, đối tác chiến lược. Các startup trong lĩnh vực công nghệ y tế, giáo dục ở giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống đều có thể tham gia.

Lễ công bố mô hình khởi tạo startup giai đoạn 2022 - 2025 và Kick-off Chương trình khởi tạo năm 2022 đã diễn ra tại Hà Nội do Sun* Startups tổ chức ngày 31/3.

Ban tổ chức và các đối tác tại sự kiện. Ảnh: Khắc Kiên

Mô hình khởi tạo startup xuất phát từ ý tưởng của Sun* Startups - một Startup Studio thuộc tập đoàn Sun Asterisk Việt Nam (Sun*), với định hướng hoạt động như một hệ sinh thái “vườn ươm”, hội tụ các nguồn lực để tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, thị trường startup Việt Nam đang là điểm đến ưa thích của các quỹ đầu tư. Theo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ KH&CN), năm 2021 đã có hơn 1,35 tỷ USD vốn đầu tư đến với các startup của Việt Nam. Các lĩnh vực thu hút vốn lớn là: Giáo dục, y tế, công nghệ tài chính, game, thương mại điện tử...

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa. Cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam đã và đang nhận được nhiều nguồn lực hỗ trợ từ hệ sinh thái khởi nghiệp trong hành trình của mình như: Nguồn vốn, hành lang pháp lý thông thoáng, nhiều tổ chức ươm tạo, luôn có những cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm.

Đáng nói là, với các startup ứng dụng công nghệ thông tin thì những nguồn lực này còn chưa đủ. Cụ thể, họ cần những nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, chẳng hạn như các lập trình viên phù hợp, thiết kế sản phẩm hay người quản lý sản phẩm, cố vấn công nghệ... Sự thiếu hụt này dẫn đến khả năng thất bại cao hoặc doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian “luẩn quẩn”, thiếu sự bứt phá khi ra thị trường. Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn còn thiếu một mô hình khởi tạo có thể giải quyết các khoảng trống này.

Giám đốc Chương trình Khởi tạo Trang Bui cho biết, nắm bắt được vấn đề này, từ năm 2018, Sun* Startups đã bắt đầu thử nghiệm mô hình Khởi tạo startup ứng dụng công nghệ thông tin ở giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống, với sự bảo đảm về nguồn lực cố vấn công nghệ từ tập đoàn. Mô hình này đã khẳng định thành công nhờ tiềm lực của Sun* - một tập đoàn công nghệ thông tin với nguồn lực sẵn có gần 1.000 kỹ sư công nghệ tại Việt Nam và Nhật Bản, cùng đội ngũ R&D mạnh mẽ có khả năng thích ứng với cả những công nghệ mới nhất như Web3, Blockchain. Đặc biệt, Sun* đã có kinh nghiệm làm việc với hơn 300 startup ở cả 2 quốc gia.

Sang giai đoạn 2022 - 2025, Mô hình khởi tạo startup tập trung hỗ trợ các startup về công nghệ cho lĩnh vực y tế và giáo dục tại Hà Nội, trong giai đoạn tiền hạt giống hoặc đã có sản phẩm nhưng cần tiếp tục phát triển. Điểm đặc biệt của mô hình giai đoạn này là sự cam kết về hỗ trợ quản lý sản phẩm, cố vấn công nghệ song song với sự đảm bảo về nguồn vốn, đầu ra thị trường từ các nhà đầu tư và đối tác chiến lược của chương trình.

“Mỗi startup tham gia chương trình được lựa chọn sẽ nhận được khoản đầu tư “tiếp sức ban đầu” (nếu cần) cam kết tối thiểu từ 20.000 - 60.000 USD, hoặc không giới hạn từ các nhà đầu tư chiến lược của chương trình trong 1,5 - 2 tháng. Sau 4 - 5 tháng sẽ là khoản đầu tư chính thức cho vòng tiếp theo” - Giám đốc Chương trình Khởi tạo Trang Bùi nhấn mạnh.

Ngoài ra, các startup còn nhận được nhiều hỗ trợ khác từ các đối tác lớn của chương trình như: Gói hỗ trợ nền tảng công nghệ trị giá lên đến 10,000 USD từ các hãng công nghệ lớn, gói hỗ trợ truyền thông, tuyển dụng, tư vấn pháp lý, đào tạo,..

Giám đốc Chương trình Khởi tạo Trang Bui chia sẻ thêm: “Sau 3 năm thử nghiệm, mô hình này đã sẵn sàng được nhân rộng, bứt tốc trong giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến 2030 để có thể cho ra đời nhiều startup hơn. Trong các yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, phải kể đến sự hiện diện của các nhà đầu tư chiến lược là các quỹ có kinh nghiệm đồng hành với startup giai đoạn sớm, có tầm nhìn, kinh nghiệm gọi vốn... Đồng thời, hỗ trợ startup Việt tiến ra biển lớn là các đối tác chiến lược của chương trình - những doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm, thế mạnh thị trường đầu ra...”.

Cụ thể, có thể kể đến những tên tuổi uy tín trong “làng” khởi nghiệp như: Do Ventures; Cyber Agent; BK Fund; ThinkZone Ventures; KK Fund; An Viet Venture; VIC partners; Zone Startups Ventures.

Cùng đó là các đối tác chiến lược khác như: VMED; Edtech Agency; AWS; Flipbizz/Freshwork; Gitiho; MACTVN; Novamed; Novaon; BHub Group; EPR. Ngoài ra, chương trình còn nhận được sự hỗ trợ đến từ các đối tác cộng đồng như TÁO Khởi Nghiệp (TAO Start-up), Sunwah Innovation Center.

FPT hỗ trợ Chính phủ Sierra Leone chuyển đổi số

FPT hỗ trợ Chính phủ Sierra Leone chuyển đổi số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

25 Mar, 05:05 PM

Kinhtedothi - Khởi nghiệp làm nail (dịch vụ làm đẹp chuyên về các hoạt động liên quan đến móng tay, móng chân) tại phòng trọ không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí, mà còn là cơ hội để các bạn trẻ tận dụng công nghệ và mạng xã hội để phát triển kinh doanh.

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

29 Dec, 09:19 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ