Kinhtedothi- Chiều 30/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh trình tự, thủ tục, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp thứ 18.
Trình bày những nội dung cơ bản của Pháp lệnh, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, Pháp lệnh gồm 5 Chương, 44 Điều, quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Một trong những điểm mới của pháp lệnh là biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Theo đó pháp lệnh quy định việc giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục (Điều 140a Luật Xử lý vi phạm hành chính). Đồng thời quy định về thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên.
Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ trình bày những nội dung cơ bản của Pháp lệnh
Pháp lệnh quy định thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân là: Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi có trụ sở cơ quan của người đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị có hành vi vi phạm trong trường hợp người đề nghị là Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 99, Khoản 1 Điều 100, Khoản 2 Điều 101, Khoản 1 Điều 102 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
Pháp lệnh cũng quy định nguyên tắc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp hành chính; kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; thủ tục thân thiện với người chưa thành niên. Biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Nam Hưng đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác vận hành chính quyền hai cấp tại xã, phường.
Kinhtedothi - Ngày 1/7, HĐND xã An Khánh khóa XXI (nhiệm kỳ 2021-2026), đã tổ chức Kỳ họp thứ Nhất. Dự kỳ họp có Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Duy Hoàng Dương.
Kinhtedothi-Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Vĩnh Tuy công bố các quyết định về thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, về công nhận Ủy viên Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; lấy ý kiến và thông qua Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường...