Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công cụ pháp lý quan trọng cho các dự án hạ tầng

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 (sửa đổi) được ví như một bước tạo đà chính sách, đồng thời là công cụ pháp lý quan trọng giúp Hà Nội giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạ tầng giao thông.

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội - thành viên Tổ soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Lê Trung Hiếu cho biết, với việc thông qua Luật Thủ đô 2024, Quốc hội và Chính phủ đã trao cho Hà Nội một công cụ pháp lý rất quan trọng nhằm giải quyết rất nhiều khó khăn, vướng mắc đã kéo dài hàng thập kỷ, kìm hãm sự phát triển về hạ tầng giao thông của Thủ đô, đặc biệt là đường sắt đô thị (ĐSĐT).

Luật Thủ đô 2024 (sửa đổi) tạo đà chính sách, là công cụ pháp lý quan trọng giúp Hà Nội đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạ tầng giao thông. Ảnh: Thanh Hải

Luật Thủ đô 2024 là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt, để từ đó TP đưa ra quy định về thu hồi giá trị đất đai trong khi làm ĐSĐT; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chung; cùng nhiều thủ tục hành chính phức tạp khác. Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải quyết về cơ bản khi Hà Nội được trao quyền tự quyết trong việc đầu tư, xây dựng các dự án ĐSĐT. Đó là hiệu quả trực tiếp từ việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, dỡ bỏ bớt những rào cản thủ tục đã tồn tại hàng chục năm qua.

Ví dụ như Điều 43, Thẩm quyền về đầu tư tại Luật Thủ đô 2024 quy định: “Dự án trọng điểm của Thủ đô là dự án có quy mô lớn, có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa, kết nối để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Vùng Thủ đô và cả nước. HĐND TP Hà Nội quy định Danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô”.

Như vậy, Luật Thủ đô 2024 là căn cứ pháp lý cho phép HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm, có ý nghĩa cấp bách. Đây chính là giải pháp then chốt để rút ngắn thời gian thực hiện cho các công trình trọng điểm, nhất là ĐSĐT. Vừa qua, hàng loạt dự án lớn của TP đã được khởi công, đẩy nhanh tiến độ nhờ Luật Thủ đô 2024 như: cầu Tứ Liên, đường Ba Sao - Bái Đính…

Ngoài ra, Luật Thủ đô cũng cho phép UBND TP Hà Nội quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao. Cụ thể gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 500ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đây sẽ là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện các dự án TOD.

Điều 37, Luật Thủ đô 2024 nêu rõ: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của TP Hà Nội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể có quy mô dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công, có quyền quyết định tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể. Căn cứ chủ trương đầu tư dự án tổng thể, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của TP Hà Nội quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB”.

Như vậy nút thắt GPMB vốn gây chậm tiến độ hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội đã được tháo gỡ. TP có thể chủ động hoàn toàn trong GPMB cũng như thời điểm thực hiện dự án. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội chia sẻ: “Luật Thủ đô 2024 đã tháo được nút thắt GPMB đối với các dự án giao thông, đây là điều kiện có ý nghĩa sống còn đối với các dự án hạ tầng giao thông”.

Thu hút đầu tư mạnh mẽ

Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội Phan Trường Thành chia sẻ, một trong những khó khăn lớn nhất của Hà Nội nhiều năm qua là thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Muốn khơi thông nguồn vốn, tất yếu phải mở một hành lang pháp lý thuận lợi, chắc chắn để thu hút được nhà đầu tư, đồng thời vẫn tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước. Những đòi hỏi thực tiễn đó đã được đáp ứng nhờ có Luật Thủ đô 2024.

Cụ thể, Luật Thủ đô 2024 cho phép Hà Nội bổ sung loại Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư, DN dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng và chuyển giao công trình đó cho cơ quan có thẩm quyền sau khi hoàn thành; nhà đầu tư được thanh toán bằng ngân sách Nhà nước hoặc bằng quỹ đất. “Theo luật PPP hiện nay ko có loại hợp đồng này và là trở ngại, khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án mới cũng như các dự án chuyển tiếp cũ của TP” - ông Phan Trường Thành cho biết.

Luật Thủ đô 2024 cũng cho phép HĐND TP Hà Nội được phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP (không sử dụng vốn T.Ư) mà không giới hạn tổng mức vốn đầu tư. Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, dự án PPP đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và giao UBND TP làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án trong trường hợp không làm tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách T.Ư, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài.

Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công, dự án PPP trên địa bàn TP có sử dụng nguồn vốn ngân sách T.Ư, sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

Hà Nội đã xác định mục tiêu phát triển ĐSĐT, giao thông công cộng khối lượng lớn nội vùng và liên vùng. Việc chế tạo hệ thống đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, điều khiển đường sắt, điều khiển giao thông đô thị đều thuộc danh mục các lĩnh vực ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thủ đô. Luật Thủ đô 2024 đã đưa ra hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù cho nhà đầu tư chiến lược để tăng tính hấp dẫn như: miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; ưu tiên về thủ tục hải quan, về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện...

Với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các dự án bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng sẽ được hưởng những ưu đãi như: miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng không gian ngầm trong toàn bộ thời hạn thực hiện dự án; hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu phải nộp đối với các thiết bị, dây chuyền phục vụ trực tiếp cho dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng sử dụng công nghệ cao; được phép sử dụng tối đa là 25% tổng diện tích sàn xây dựng của dự án theo quy hoạch để đầu tư, khai thác dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trông, giữ xe...

Những chính sách này có ý nghĩa thiết thực và vai trò quyết định tháo gỡ khó khăn, giải phóng các nhà đầu tư khỏi nỗi lo cơ chế, tăng tính hấp dẫn cho các dự án hạ tầng giao thông.

Công an phường Kiến Hưng ra quân đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị

Công an phường Kiến Hưng ra quân đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng

Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng

12 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn được đẩy nhanh trong quý II/2025 như cao tốc Bắc - Nam, Sân bay Long Thành, đường Vành đai 4, các dự án ven đô thị... giúp lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng (VLXD) sôi động trở lại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ