Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công đoàn không thể “đơn phương độc mã”

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Tháng Công nhân 2016, vấn đề đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân tại khu công nghiệp (KCN) hiện nay là chủ đề làm “nóng” trong buổi hội thảo do Tổng LĐLĐ tổ chức mới đây.
Để tìm hiểu rõ hơn về những giải pháp cho vấn đề đang có nhiều bất cập này, Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng.

Tổ chức công đoàn gần đây thể hiện vai trò thế nào trong việc đảm bảo đời sống hôn nhân, gia đình cho công nhân tại KCN, thưa bà?

- Phải làm tăng ca, thu nhập hạn hẹp…, nên việc yêu, lập gia đình, sinh con, xây dựng hạnh phúc… của công nhân lao động (CNLĐ) trong KCN khó khăn hơn rất nhiều so với người lao động (NLĐ) bình thường. Vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu công đoàn tích cực hơn trong hỗ trợ việc làm, thu nhập, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ; tăng diễn đàn để cung cấp kiến thức, định hướng cho CNLĐ về sức khỏe sinh sản, kỹ năng làm vợ, làm mẹ… Hôn nhân, gia đình là nhu cầu tự thân của mỗi CNLĐ. Cấp ủy, chính quyền, công đoàn chỉ có thể hỗ trợ, cùng những thiết chế văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần cho họ.

Bên cạnh giải pháp của công đoàn, theo bà, có cần sự vào cuộc của các tổ chức khác?

- Chắc chắn riêng tổ chức công đoàn không thể giải quyết ổn thỏa mà cần sự chung tay của cấp ủy, chính quyền, nhiều cấp, ngành, để phối hợp đồng bộ từ kiểm tra giám sát các quy định của pháp luật đến các yếu tố chăm lo sức khỏe NLĐ. Chúng tôi rất mừng bởi Ban Bí thư T.Ư Đảng vừa có Chỉ thị 52 về giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN; Chính phủ có Chỉ thị về nhà trẻ, mẫu giáo cho công nhân KCN, Nghị định 85 về hỗ trợ lao động nữ… Các địa phương cũng vào cuộc ngày càng quyết liệt. Tin rằng, những tồn tại liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân KCN ngày càng được giải quyết theo hướng tích cực, dù không thể một sớm một chiều.

Tại Hà Nội, với đặc thù trung tâm đô thị lớn, nên áp lực lớn hơn rất nhiều về nhà ở, giá sinh hoạt đối với công nhân. Theo bà, TP cần có giải pháp riêng gì để hỗ trợ, đặc biệt trong phối hợp giữa công đoàn với chính quyền?

- Đa số CNLĐ KCN ở Thủ đô từ nơi xa về, bên cạnh môi trường làm việc thuận lợi cũng kèm theo rất nhiều khó khăn về ăn ở, áp lực từ đời sống đô thị hiện đại… Với xu thế phát triển kinh tế, tại vùng ven sẽ ngày càng nhiều KCN. UBND TP và nhiều quận, huyện đã có những đề án giải quyết chỗ học hành, nhà ở cho CNLĐ, như khu Kim Chung và một số nơi, dù “cung” vẫn rất xa “cầu”. TP cũng có những trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe, phòng chống bạo lực gia đình… Những mô hình này đang phát huy hiệu quả nên cần được nhân rộng. Đồng thời, cần phối hợp của các tổ chức thanh niên, phụ nữ…, các ban, ngành, để có sức mạnh đồng bộ hơn. Quyết tâm chính trị đã có, chủ trương, chính sách cũng đã có định hướng, do đó vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện - khâu quyết định tạo nên chuyển biến nhanh, đột phá. Theo tôi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cố gắng của NLĐ với hỗ trợ của chính quyền, công đoàn, mới mong nâng cao chất lượng đời sống gia đình cho công nhân.

Xin cảm ơn bà!
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

08 Jul, 10:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, ngành điện lực tỉnh Quảng Ninh cho biết, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình trong tháng 6/2025 tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến dưới điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ