Cộng đồng cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tội phạm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) gây ra mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, khiến nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Cộng đồng cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 1
Liệu có những lỗ hổng trong việc quản lý dẫn đến các đối tượng buôn bán, vận chuyển ĐVHD bất hợp pháp lách luật? Báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) xung quanh vấn đề này.

 Thưa ông, theo quy định hiện nay, các đối tượng tham gia buôn bán, vận chuyển động vật ĐVHD bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

- Bảo vệ ĐVHD quý hiếm là việc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nói chung đang được thế giới quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về vấn đề này.
Lực lượng chức năng thu giữ ngà voi tại Hải Phòng.
Lực lượng chức năng thu giữ ngà voi tại Hải Phòng.
Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, các đối tượng nuôi, nhốt, săn bắt, giết, vận chuyển,
Hoạt động buôn lậu ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận ĐVHD khác trị giá lên đến 20 tỷ USD/năm đã trở thành nguồn cung cấp tài chính cho các tổ chức tội phạm và khủng bố. Việt Nam đứng thứ 16 trong số các nước giàu có nhất về đa dạng sinh học trên thế giới nhưng cũng là “trung tâm lớn” về buôn lậu động, thực vật hoang dã - nguồn cung cho thị trường trong nước và quốc tế với nhiều loài động vật sống, bộ phận động vật.

 Ông Joakim Parker -  Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt Nam

 Các cơ quan chức năng phải cùng phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường thể chế, chính sách và trực tiếp hỗ trợ các nỗ lực thực thi pháp luật trong công cuộc bảo vệ các loài ĐVHD đang bị đe dọa tại Việt Nam, trong khu vực và trên toàn thế giới.

Bà Vũ Thị Quyên - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên
buôn bán trái phép ĐVHD quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng, bị phạt tù lên đến 7 năm.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Còn theo Luật Đa dạng sinh học, các loài ĐVHD được xem xét đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Tuy nhiên, đến nay, việc săn bắt và khai thác động vật quý hiếm vẫn chưa được ngăn chặn. Nhiều giống, loài động vật, thực vật quý hiếm đã bị tiêu diệt hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Nạn buôn bán ĐVHD được so sánh ngang với tội phạm về ma túy, vũ khí và buôn bán người. Phải chăng chế tài xử lý chưa nghiêm khắc, chưa phản ánh được tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này?

- Đúng vậy! Tuy nhiên, với quy định của Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016, chế tài xử lý nghiêm minh hơn, có tính răn đe cao hơn. Tội phạm ĐVHD được coi là tội phạm rất nghiêm trọng. Vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ có thể bị phạt tù lên đến 15 năm, phạt tiền lên đến 2 tỷ đồng đối với cá nhân.

Trong đó, việc buôn bán, vận chuyển qua biên giới được xác định là một tình tiết định khung tăng nặng. Đặc biệt, lần đầu tiên, Bộ luật Hình sự quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân về tội này. Theo đó, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, pháp nhân còn có thể bị phạt tiền lên đến 15 tỷ đồng và/hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép hoặc bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định. Ngoài ra, Việt Nam đã ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động phòng chống tội phạm ĐVHD và tương thích với các cam kết quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần