Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công nghệ nâng tầm giá trị di sản

Kinhtedothi - Mùa lễ hội 2025 tại Hà Nội đã ghi nhận nhiều đổi mới, đột phá trong công tác tổ chức. Theo đó, việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số đã thổi bùng làn sóng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, góp phần nâng tầm giá trị di sản, đưa di sản đến gần hơn với công chúng.

Làn gió mới cho lễ hội

Lễ hội Linh Lang Đại Vương năm 2025 tổ chức tại Cụm di tích đình, chùa Trường Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên đầu tháng 3 vừa qua đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân và du khách. Lần đầu tiên trong khuôn khổ lễ hội đã diễn ra chương trình nghệ thuật Giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể các di tích thờ Linh Lang Đại Vương với chủ đề “Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng”. Chương trình được dàn dựng công phu theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping. Các cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, múa, đồng diễn trống, trình diễn áo dài… không chỉ làm nổi bật hình tượng Đức Thánh Linh Lang trong tín ngưỡng dân gian mà còn tôn vinh tinh thần yêu nước của Nhân dân, niềm tin, khát vọng của Long Biên trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình nghệ thuật trong Lễ hội

Gò Đống Đa 2025 theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping. Ảnh: Phạm Hùng

Theo Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng, âm nhạc mang âm hưởng dân gian, hiện đại và công nghệ ánh sáng thể hiện dòng chảy lịch sử xuyên suốt qua nhiều giai đoạn. Đồng thời với nền tảng công nghệ, các di sản được tiếp dẫn thêm ánh sáng, trở nên lung linh và hấp dẫn hơn, tham gia sâu rộng vào đời sống đương đại hơn.

Trước đó, trong khuôn khổ Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) cũng có chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước”, được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại. Chương trình kể câu chuyện lịch sử theo cách thức hiện đại, mới mẻ với các chương hồi, cảnh diễn được biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo và âm nhạc hấp dẫn. Sân khấu liên tục thay đổi bối cảnh, giúp tái hiện sống động những khung cảnh trong đời sống của Nhân dân trong bối cảnh cuối thế kỷ XVIII, khí thế hừng hực trong các cuộc chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn.

Có thể nói, công nghệ 3D mapping đã vẽ lại bức tranh oanh liệt mà bi tráng bằng ánh sáng, mang đến cho người xem những trải nghiệm hình ảnh chân thực sống động, ấn tượng và đưa câu chuyện lịch sử chạm đến mọi giác quan. Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng cho biết, việc sử dụng công nghệ hiện đại đã góp phần tăng trải nghiệm cho du khách. Đây cũng là tiền đề giúp năm nay, lượng khách đến với Lễ hội gò Đống Đa tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Mùa lễ hội năm 2025 cũng đánh dấu bước chuyển mình vượt bậc trong công tác tổ chức của Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Theo đó, điểm nhấn của lễ hội năm nay là Ban Tổ chức đã tích hợp vé thắng cảnh và dịch vụ đò thuyền vào cùng một mã QR, bảo đảm thuận tiện cho du khách, giảm các đầu mối phát hành, kiểm soát vé. Việc số hóa vé tham quan giúp người dân, du khách yên tâm khi trải nghiệm lễ hội, không còn sợ bị cò mồi chèo kéo, nâng giá. Bên cạnh đó, mỗi xã viên lái đò có 1 mã QR để HTX quản lý, tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách. Điều này cũng góp phần quan trọng điều chỉnh hành vi, thái độ phục vụ một cách chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm của đội ngũ lái đò, hình thành nên môi trường văn hóa ứng xử văn minh trong lễ hội.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động lễ hội là xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại. Có những lễ hội truyền thống ít được biết đến, chỉ gói gọn trong phạm vi một làng, một vùng nhưng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là truyền thông trực tuyến, mạng xã hội, những lễ hội này dần được lan tỏa rộng hơn. Bên cạnh đó, một số địa phương đã ứng dụng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để tái hiện không gian lễ hội truyền thống, tạo trải nghiệm mới cho du khách.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội có hơn 1.600 lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó có nhiều lễ hội lớn vào bậc nhất của cả nước. Đây là một trong những nguồn lực to lớn để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa theo Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 09-NQ/TU nhấn mạnh việc bảo đảm kết cấu hạ tầng, tạo lập môi trường và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Đồng thời tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vận dụng thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của Thủ đô.

Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác lễ hội thời gian qua trên địa bàn Hà Nội là bước đi nhằm từng bước hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình 09-CTr/TU của Thành ủy. Công nghệ không chỉ nâng tầm di sản, khiến cho di sản văn hóa tỏa sáng trong đời sống đương đại mà đây còn là giải pháp quan trọng nhằm tăng sức hấp dẫn của lễ hội, thu hút du khách. Đơn cử như Lễ hội chùa Hương đã đón trên 500.000 du khách chỉ sau một tháng khai hội, phần nào nhờ vào phản hồi tích cực của du khách khi có trải nghiệm tốt tại lễ hội năm nay.

GS.TS Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam chia sẻ, ở các lễ hội, ngoài yếu tố lịch sử còn các trò chơi dân gian, phong tục, tập quán. Trong thời đại công nghệ 4.0, chỉ cần lên mạng tra cứu là biết ngay được thông tin các nhân vật lịch sử được thờ cúng, tôn vinh tại di tích có lễ hội. “Quận Long Biên tổ chức chương trình nghệ thuật Giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Linh Lang – Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng”, dùng công nghệ 3D mapping và công nghệ ánh sáng để tái hiện huyền tích Linh Lang Đại Vương là một cách làm rất hay.

Những công nghệ ấy giúp người xem hiểu được một cách nhanh hơn, hình ảnh đẹp hơn, hấp dẫn hơn, đặc biệt là giới trẻ yêu thích công nghệ. Vấn đề chúng ta cần hướng đến là biến những sản phẩm văn hóa đó thành sản phẩm du lịch” – GS.TS Lê Hồng Lý chia sẻ.

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã nhấn mạnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người Việt Nam.

Việc đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa mà Hà Nội đang triển khai chính là sự tiếp nối tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW, từng bước đưa công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 đóng góp khoảng 8% GRDP của TP.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

U17 Việt Nam cầm hòa Australia, tự tin đối đầu với Nhật Bản

U17 Việt Nam cầm hòa Australia, tự tin đối đầu với Nhật Bản

05 Apr, 08:16 AM

Kinhtedothi - Với bàn thắng đẹp mắt của Duy Khang, U17 Việt Nam có trận hòa đáng quý trước U17 Australia tối 4/4. 1 điểm có được sau trận đấu đầu tiên giúp thầy trò HLV Roland thêm phần tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi gặp đối thủ U17 Nhật Bản vào ngày 7/4 tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ