Công nghiệp hỗ trợ tìm đường mở rộng xuất khẩu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dù năng lực còn hạn chế, các DN ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu công nghệ và tiêu chuẩn ở mức trung bình cho thị trường quốc tế.

Nghe tưởng chừng vô lý, nhưng các chuyên gia nhận định, đây sẽ là cách thức hiệu quả để sản phẩm CNHT của Việt Nam từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó thị trường EU được đánh giá là thị trường lớn và có sự tăng trưởng hàng năm.

Nhiều rào cản từ doanh nghiệp

Khảo sát của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - IPSI (Bộ Công Thương) mới đây cho thấy, DN sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước đã từng bước nâng cao năng lực, cung ứng cho các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đầu tư SX tại Việt Nam, qua đó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí đã có một số DN trực tiếp XK. Thực tế đã có những DN XK sản phẩm CNHT khá tốt sang Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) - những thị trường có yêu cầu công nghệ không kém EU.
Sản xuất vi mạch điện tử tại Công ty Fancy Creation Vietnam (Hưng Yên).            Ảnh:  Huy Hùng
Sản xuất vi mạch điện tử tại Công ty Fancy Creation Vietnam (Hưng Yên). Ảnh: Huy Hùng
Song cũng theo kết quả khảo sát, khả năng tiếp cận thị trường EU của các DN Việt, đặc biệt là DN SX linh kiện, phụ tùng còn rất hạn chế. Hiện, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,22% tổng giá trị nhập khẩu (NK) linh
Dự án "CNHT Việt Nam hướng tới thị trường châu Âu" có tổng kinh phí 412.839 Euro, trong đó, EU tài trợ gần 90% là cơ hội rất tốt cho ngành CNHT của Việt Nam, hứa hẹn sẽ có tác dụng lan tỏa lớn. Đối tượng hỗ trợ chính là các DN Việt Nam SX CNHT trong lĩnh vực chế tạo (cơ khí, nhựa - cao su, điện - điện tử) có xu hướng XK sang thị trường châu Âu và quốc tế...

TS Trương Chí Bình - Giám đốc Trung tâm phát triển DN CNHT
kiện, phụ tùng của EU.

Điều tra với hơn 200 DN trong lĩnh vực linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa - cao su và linh kiện điện - điện tử, nhóm chuyên gia của IPSI cho thấy, thị trường XK chủ yếu vẫn chủ yếu là khu vực Đông Á và ASEAN, thị trường EU còn rất khiêm tốn.

Hình thức XK của DN CNHT sang EU là xuất gián tiếp qua DN SX ở những nước NK, qua công ty thương mại... "Khó khăn lớn nhất của các DN để XK sản phẩm CNHT sang châu Âu là vẫn thiếu những tiêu chuẩn quản lý phù hợp, thiếu thông tin về thị trường, về tiêu chuẩn của EU, thiếu vốn, thiếu kênh phân phối..." ông Nguyễn Mạnh Linh - đại diện nhóm nghiên cứu của IPSI cho biết.

Mặc dù vậy, các chuyên gia tại Hội thảo "CNHT Việt Nam hướng tới thị trường châu Âu" diễn ra ngày 5/11 đánh giá, cơ hội lớn sẽ mở ra cho các DN Việt Nam khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (đang trong quá trình đàm phán) được ký kết. Đồng thời, các lĩnh vực SX linh kiện, phụ tùng đang được chuyển dịch từ các nước phát triển sang những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các DN nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có DN từ EU, thông qua đó, DN Việt có thể mở rộng thị trường và hợp tác nâng cao năng lực.

“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp

Ông Guenther Fandrich - chuyên gia Cơ quan xúc tiến NK từ các nước đang phát triển (Hà Lan) cho rằng: Xu hướng hiện nay ở châu Âu là phát triển các ngành tự động hóa, các sản phẩm lắp ráp tích hợp, sản phẩm tiết kiệm năng lượng (mô tơ, bóng đèn...), các sản phẩm thân thiện môi trường, thiết bị cảm ứng không dây, điện thoại di động, màn hình phẳng, ti vi số... Đây là những lĩnh vực tiềm năng của ngành CNHT tại Việt Nam có thể XK sản phẩm sang EU.

Tuy nhiên, "Nếu DN không đáp ứng được các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, môi trường... thì chắc chắn không bán được hàng. Đây đều là những tiêu chuẩn không chỉ tại thị trường EU mà đã là tiêu chuẩn trên toàn cầu" - ông Fandrich khuyến cáo.

Nhằm nâng cao năng lực cho DN CNHT Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường EU cũng như toàn cầu, Liên minh châu Âu đã tài trợ giúp IPSI và Trung tâm Phát triển DN CNHT (thuộc Bộ Công Thương) thực hiện Dự án "CNHT Việt Nam hướng tới thị trường châu Âu", kéo dài đến tháng 6/2017.

Để dự án thực sự phát huy hiệu quả trong việc kết nối DN Việt với khách hàng EU, ông Nguyễn Mạnh Linh kiến nghị các cơ quan thực hiện cần cải thiện việc tiếp cận thông tin về thị trường EU cho DN, xây dựng và cung cấp thông tin về DN nội địa; đồng thời tăng cường liên kết giữa các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ DN liên quan đến CNHT, giữa các hiệp hội của Việt Nam và các hiệp hội đến từ EU.