Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Công ước chống tra tấn: Thể hiện ý chí của cộng đồng quốc tế yêu chuộng hoà bình

Kinhtedothi - Công ước chống tra tấn là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương thể hiện ý chí của cộng đồng quốc tế yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới, kiên quyết loại bỏ hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con người vì bất cứ lý do gì ra khỏi đời sống.
Ảnh minh họa

Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tên đầy đủ là Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác. Công ước này yêu cầu các nước phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn.

Bản văn Công ước đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết số 39/64 và được để ngỏ cho các quốc gia ký kết tại trụ sở của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) từ ngày 4/2/1985. Tiếp sau sự phê chuẩn của nước ký kết thứ 20 thì Công ước đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Ngày 26/6 được công nhận là Ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn để vinh danh Công ước này.

Công ước gồm Lời nói đầu và 33 điều, được chia thành 3 phần: Phần I (từ Điều 1 đến Điều 16) quy định về khái niệm “tra tấn” và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi tra tấn. Bên cạnh việc đưa ra khái niệm “tra tấn” cụ thể và yêu cầu các quốc gia thành viên phải công nhận khái niệm này. Công ước chống tra tấn cũng đề cập đến những trách nhiệm cụ thể của các quốc gia trong việc phòng chống tội ác tra tấn khi quốc gia đó tham gia Công ước này như: Hình sự hóa hành vi tra tấn, quy định những hình phạt thích đáng với hành vi tra tấn (Điều 4). Điều tra, truy tố và xét xử nhanh chóng, hiệu quả những hành vi tra tấn trong các hoàn cảnh khác nhau (các Điều 7, 8, 9, 12). Phối hợp, hỗ trợ các quốc gia khác trong việc dẫn độ và xét xử tội phạm (Điều 7, 8, 9).

Không trục xuất, trả về, dẫn độ một người đến những quốc gia khác mà có lý do tin chắc là người đó có thể bị tra tấn (Điều 3). Giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn, bao gồm việc đưa vấn đề cấm tra tấn vào các luật lệ về chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng có liên quan như cán bộ thực thi pháp luật, nhân viên dân sự, quân sự, y tế, công chức... (Điều 10). Rà soát, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các luật lệ có liên quan 3 và các cơ sở giam giữ để bảo đảm hành vi tra tấn không xảy ra (Điều 11).

Bảo đảm các quyền tố tụng của bị can, bị cáo, các quyền khiếu nại, tố cáo và quyền được bồi thường của nạn nhân tra tấn, quyền được bảo vệ của nhân chứng và nạn nhân (các Điều 13, 14). Không sử dụng lời khai lấy được từ sự tra tấn làm chứng cứ trong mọi giai đoạn tố tụng (Điều 15).

Phần II (từ Điều 17 đến Điều 24) quy định về việc báo cáo, giám sát Công ước và các bước do các bên tiến hành để thực hiện Công ước: Thiết lập Ủy ban chống tra tấn (Điều 17), Trao quyền cho Ủy ban để điều tra các cáo buộc tra tấn có hệ thống (Điều 20). Thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp tùy chọn giữa các bên (Điều 21). Cho phép các bên công nhận thẩm quyền của Ủy ban được nghe các khiếu nại, khiếu tố của các cá nhân về việc vi phạm Công ước của một bên ký kết (Điều 22).

Phần III (từ Điều 25 đến Điều 33) quy định về hiệu lực, thủ tục gia nhập, bảo lưu, rút lui, thủ tục sửa đổi, bổ sung và giải quyết tranh chấp; cũng bao gồm một cơ chế trọng tài tùy chọn (không bắt buộc) đối với tranh chấp giữa các bên (Điều 30).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ