Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cụ Rùa không mắc trọng bệnh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo Tiến sĩ Tề, qua mấy ngày điều trị sức khỏe của cụ Rùa rất tốt. Cụ Rùa ăn khỏe, còn những vết thương ngoài da đã khô. Đến giờ cũng chưa phát hiện cụ bị viêm phổi.

KTĐT - Theo Tiến sĩ Tề, qua mấy ngày điều trị sức khỏe của cụ Rùa rất tốt. Cụ Rùa ăn khỏe, còn những vết thương ngoài da đã khô. Đến giờ cũng chưa phát hiện cụ bị viêm phổi.

“Qua phân tích ADN cho thấy cụ Rùa không mắc trọng bệnh bên trong cơ thể. ADN cũng cho thấy Rùa hồ Gươm là loài mới ở Việt Nam và khác hẳn loài rùa mai mềm ở Thượng Hải, Trung Quốc”, Tiến sĩ Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chữa bệnh cho cụ Rùa, cho biết.

Theo Tiến sĩ Tề, phác đồ điều trị đưa ra trước đây hoàn toàn chính xác với tình hình sức khỏe của cụ Rùa hiện nay. “Phác đồ điều trị gồm 9 bước như dự kiến ban đầu rất chuẩn để chữa bệnh cho cụ Rùa. Cũng có một vài ý kiến cho rằng cần thay đổi một chút phác đồ nhưng tôi nghĩ chưa cần thiết”, ông Tề nói.

Theo Tiến sĩ Tề, qua mấy ngày điều trị sức khỏe của cụ Rùa rất tốt. Cụ Rùa ăn khỏe, còn những vết thương ngoài da đã khô. Đến giờ cũng chưa phát hiện cụ bị viêm phổi.

Kết quả phân tích ADN ở những phòng thí nghiệm tốt nhất Việt Nam cho thấy, bên trong cơ thể cụ Rùa không có trọng bệnh. “ADN cho thấy 90% những phán đoán ban đầu của chúng tôi về tình hình sức khỏe cụ Rùa là đúng. Và từ mẫu ADN các nhà phân loại học cũng cho biết, đây là loài mới ở Việt Nam, khác hẳn với loại rùa mai mềm ở Thượng Hải, Trung Quốc như nhiều người nghĩ”, Tiến sĩ Tề hồ hởi thông báo.

Theo Tiến sĩ Tề, những loại thuốc dùng để chữa trị cho cụ Rùa như thuốc rửa vết thương, thuốc kháng khuẩn đều sản xuất ở Việt Nam và do bác sĩ trong nước điều trị cho cụ. “Sức khỏe cụ Rùa không còn lo ngại, khoảng 1 tuần nữa có thể "xuất viện"”, ông Tề vui vẻ nói.

Điều ông Tề quan ngại nhất hiện nay không phải là sức khỏe của cụ Rùa mà là môi trường nước trong hồ Gươm. Vì nước trong hồ hiện nay có nhiều loại tảo và nấm độc có thể gây hại cho cơ thể cụ Rùa sau khi thả về môi trường tự nhiên. Lượng bùn dưới đáy hồ cũng rất lớn, khó có thể nạo vét xong trong thời gian ngắn.

“Nếu môi trường hồ không được cải thiện, chúng tôi cương quyết không thả cụ Rùa ra bên ngoài”, ông Tề nói và cho biết cụ Rùa đã già nên bị lão hóa, nhiều phần trong cơ thể cụ thay đổi sắc tố chuyển sang màu trắng nên việc điều trị để đưa về màu xanh xám là rất khó.

Phác đồ điều trị cho cụ Rùa gồm 9 bước:
 
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết (đã tiến hành từ trước đến giờ)
 
Bước 2: “Đánh bắt” rùa lên cạn
 
Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của rùa
 
Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh. Quá trình này cũng cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu ADN để có các hoạt động nghiên cứu sau này.
 
Bước 5: Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ.
 
Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị.
 
Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng và lên phác đồ chữa trị.
 
Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi.
 
Bước 9: Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường theo phương án 1.