Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm: Vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)... Ngoài ra, theo phong tục của từng vùng miền, mâm cúng còn có thêm các lễ vật khác, đặc trưng.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ tại miền Bắc: hương, hoa, nước, rượu nếp. Các loại hoa quả: mận, vải... xôi, chè
Bánh tro, bánh ú: Loại bánh được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật.
Cơm rượu nếp: Đây là món đặc trưng của người miền Bắc, đặc biệt là món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi nào cũng có và ngon như ở nơi đây. Một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ tại miền Trung: hương, hoa, nước, rượu nếp. Các loại hoa quả như: vải, mận… bánh tro, bánh ú.
Chè kê: Đây là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan ngọ của người dân ở tỉnh Quảng Nam.
Cơm rượu: Món này ở miền Trung được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ tại miền Nam: hương, hoa, nước, rượu nếp. Các loại hoa quả như: vải, mận…
Cơm rượu: Món này ở miền Nam không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ. Đến khi rượu dậy mùi thì thêm nước đường vào. Ăn cảm giác giống như xôi chè ở miền Bắc.
Bánh ú bá trạng: Bánh được làm tương tự như bánh tro nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân, sau đó gói trong lá rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.
Chè trôi nước: Những viên chè tròn to được làm bằng bột nếp trắng, có nhân đậu xanh thơm bùi, ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.
Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào tốt?
Khi làm lễ cúng, gia chủ cần ăn mặc gọn gàng, nghiêm túc, có thể xem lịch chọn giờ tốt để dâng hương, đọc văn khấn. Thực phẩm cúng lễ phải sạch, tươi, ưu tiên đặc sản gần gũi với quê hương hoặc gia đình có sẵn. Không nên ăn trước khi cúng mà phải đợi khi cúng xong, cả nhà sum vầy bên mâm cỗ.
Ngày này, nhiều gia đình sẽ có phong tục tắm nước lá để thanh tẩy cơ thể, giết sâu bọ bằng cách ăn cơm rượu, vải, mận... Bên cạnh đó, để tránh xui rủi, người dân từ xưa đã có các kiêng kị như: không vứt giày dép lộn xộn (vì trong tiếng Hán giày dép là "tà"), kiêng đánh rơi hay chi tiền vào việc không xứng đáng, không mua vật phẩm có hình thù kỳ lạ vì có thể gặp vận trình trắc trở...
Tùy từng gia đình vùng miền mà giờ cúng tết Đoan Ngọ có thể không giống nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống thì cúng giữa trưa là chuẩn nhất.
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch còn có tên là tết Đoan Dương, trong đó "đoan" là mở đầu, "ngọ" chỉ giờ ngọ - chính trưa, "dương" chỉ khí dương - ngược với âm. Do đó, cúng tết Đoan Ngọ vào giờ nào đẹp năm 2024 thì đó là khung giờ Bính Ngọ, tức là từ 11 giờ đến 13 giờ.
Trường hợp gia chủ không thể sắp xếp thời gian để cúng vào khung giờ trên thì có thể cúng vào giờ Giáp Thìn (7 - 9 giờ) hoặc vào giờ Đinh Mùi (13 - 15 giờ).
Thông tin có tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!