Tuy nhiên, để cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường, DN, HTX còn nhiều việc cần phải làm.
Nhiều khó khănTheo Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu KINOKO Thanh Cao (huyện Mỹ Đức) Dương Thị Thu Huệ, Công ty đang sản xuất nấm kim châm với công suất 2 tấn nấm tươi/ngày, ký hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị Vinmart, Big C, Co.opmart, Lotte, Aeon… và các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, nấm là thực phẩm tươi sống, thời gian sử dụng ngắn, từ 7 - 10 ngày, đòi hỏi quy trình công nghệ để bảo quản hàng hóa được lâu và an toàn nhưng công ty lại đang thiếu ở khâu này.Còn với Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh - DN đang cung cấp gạo cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, TP trong cả nước cũng đang gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu đầu vào. Cụ thể, giá thóc Công ty thu gom cao hơn thị trường nhưng chất lượng sản phẩm chưa tương ứng do người dân làm sai quy trình, quy định như: Gặt vào ngày mưa, chăm sóc cây trồng chưa đạt quy trình kỹ thuật làm giảm chất lượng sản phẩm; các Giám đốc HTX chưa sát sao đồng hành cùng với DN.
Sản xuất nấm kim châm công nghệ cao tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Ngọc Ánh |
Nhận định về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, hiện nay, việc cung ứng nông sản an toàn của các DN, HTX ra thị trường còn nhiều khó khăn do một số địa phương quy hoạch vùng sản xuất lỏng lẻo, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Đáng nói, chất lượng sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều, tỷ lệ nông sản được tiêu thụ thông qua hợp đồng và truy xuất nguồn gốc còn thấp. Trong khi đó, hàng hóa của các địa phương chủ yếu là nông sản tươi sống cung cấp tới từng điểm bán lẻ của nhà phân phối nên lượng hàng không lớn.Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệpĐể đẩy mạnh tiêu thụ nông sản an toàn cho hệ thống kênh phân phối hiện đại, bảo đảm đầu ra thuận lợi, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao (huyện Mê Linh) Vũ Văn Kỳ kiến nghị, các ngành chức năng cần thường xuyên tổ chức hội chợ thương mại, quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng, thông qua đó ký kết hợp đồng với DN bao tiêu sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ HTX xây dựng nhãn hiệu rau an toàn Đông Cao để nâng giá trị sản phẩm trên thị trường.Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Đặng Thị Tươi, nhằm tạo thuận lợi cho các HTX, người dân trong việc đẩy mạnh cung ứng nông sản, đáp ứng yêu cầu của DN về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, huyện đã quy hoạch điểm trồng rau an toàn tập trung tại các xã ven sông Đáy với tổng diện tích 170ha; phát triển và mở rộng vùng cây ăn quả với quy mô 115ha; tăng tỷ lệ lúa chất lượng cao trong cơ cấu đạt 60% trở lên. Đồng thời, hình thành vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao cánh đồng mẫu lớn, cùng giống với quy mô hơn 3.000ha/vụ.Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, định hướng của TP thời gian tới là tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. Do vậy, Sở sẽ tham mưu TP có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, phát triển chợ đầu mối nông sản quốc tế tại huyện Gia Lâm, một số khu giới thiệu, kết nối tiêu thụ, thu hút khách tham quan mua sắm nông sản an toàn, đặc sản vùng miền. Đặc biệt, tăng cường hỗ trợ DN sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
"Cùng với việc phát huy hiệu quả kênh xúc tiến thương mại truyền thống, ngành nông nghiệp Hà Nội cần đẩy mạnh những kênh xúc tiến mới, mở thêm sàn giao dịch điện tử, trang thông tin điện tử giới thiệu nông sản theo chuyên đề." - Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu |