Vì vậy, Saudi Arabia phát động chiến tranh dầu lửa chưa phải là tranh giành thị phần với Mỹ mà muốn Nga ngồi vào bàn đàm phán, chấp nhận cắt giảm sản lượng để ổn định giá dầu. Vô hình trung, Saudi lại biến mình thành MC mời Donal Trump ra sân khấu diễn vai chủ tọa phiên tòa hòa giải.
“Ngọn lửa” bùng cháy
Sự kiện bắt đầu vào ngày 6/3/2020. Tại thủ đô Viên, Áo, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+) đàm phán để cắt giảm sản lượng nhưng không đạt kết quả. Nga kiên quyết phản đối. Sau đó, Saudi Arabia đã giảm giá dầu thô cho các khu vực Viễn Đông, châu Âu và Mỹ, kéo theo giá dầu giảm mạnh gần 30%.
Tiếp theo, Saudi Arabia và Nga cùng tuyên bố tăng sản lượng trong bối cảnh nhu cầu trên thị trường sa sút do ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Ngày 1/4/2020, giá dầu thô đứng ở mức thấp nhất trong 18 năm qua: 20,75 USD/thùng đối với WTI và 26,14 USD/thùng đối với Brent. Nhu cầu giảm 20 triệu thùng/ngày.
Các kho dự trữ đã đầy. Chính phủ Mỹ mời các DN thuê kho dự trữ sau khi đã nạp đủ 675 triệu thùng. Vậy mà đã có những hành động “điên rồ” (theo lời Tổng thống Donald Trump) của Saudi Arabia và Nga. Saudi Arabia cho biết họ đã chỉ đạo công ty dầu quốc gia Aramco tăng sản lượng từ 9,7 triệu thùng/ngày lên 12,3 triệu thùng/ngày trong những tháng tới và nâng xuất khẩu từ 7 triệu thùng lên hơn 10 triệu thùng/ngày từ tháng 5/2020. Nga cũng tuyên bố sẽ tăng sản lượng từ 11,3 triệu thùng/ngày lên 12 triệu thùng/ngày.
Theo tờ Kinh tế nhật báo, mục đích của Riyadh là giành quyền chủ đạo trên thị trường dầu mỏ, buộc các nước ngoài OPEC như Nga phải sớm trở lại bàn đàm phán và chấp thuận cắt giảm sản lượng.
Đối với Nga, mức thu từ dầu mặc dù thấp hơn 86% của Saudi Arabia, nhưng cũng đạt mức 60% doanh thu hoạt động tài chính của Nga. Năm 2018, Nga xuất khẩu đat 443,1 tỷ USD, trọng đó dầu khí chiếm 60%. Trong khi đó sản phẩm dầu mỏ của Mỹ chỉ chiếm 11% tổng lượng xuất khẩu. Giá dầu giảm là điều bất lợi đối với Nga.
Đối với Mỹ, từ khi lên nắm quyền, Donald Trump rút khỏi Hiệp ước biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho các công ty khai thác dầu đá phiến, đưa nước Mỹ lên hạng đầu thế giới về sản lượng dầu mỏ. Mỹ xuất khẩu dầu mỏ vào năm 2019 là 3 triệu thùng/ngày, chiếm 14% thị phần. Hiện ngành khai thác dầu đá phiến nợ 86 tỷ USD đã đáo hạn trong năm nay. Việc giá dầu giảm mạnh khiến các công ty này có nguy cơ phá sản. Việc giảm giá dầu còn gây ra nguy cơ khủng hoảng nợ có tính giảm phát ở các nước sản xuất dầu mỏ.
Nếu như không ai được lợi, tại sao Saudi Arabia lại phát động một cuộc chiến ồn ào như vậy?
Nguyên nhân
Trước hết phải nới đến vai trò của đồng dollar dầu lửa. Sau khi Mỹ thỏa thuận được với OPEC về việc dùng đồng USD để thanh toán trong giao dịch thương mại dầu mỏ và số tiền đó lại được gửi vào ngân hàng Mỹ và sau đó trở thành đồng tiền chung của toàn thế giới. FED được quyền tự do phát hành đồng USD. Các quốc gia mua USD để dự trữ.
Vì có nguồn gốc từ thanh toán quốc tế đối với dầu lửa, cho nên đồng USD được gọi là dollar dầu lửa. Sau 30 năm, đồng dollar dầu lửa đã phát hành hơn 200 000 tỷ không có cơ sở kinh tế. Nó đã làm tốt chức năng cung cấp tư bản ứng trước cho các nước đang phát tiển công nghiệp hóa, làm tăng của cải của nhân loại lên 4 lần, xóa nghèo cho 1, 5 tỷ người. Để tránh thiểu phát và lạm phát, FED đã quản trị đồng USD bằng chu kỳ lãi suất giảm - tăng để bành trướng tín dụng và thu hồi lợi nhuận.
Cho đến đầu thế kỷ XXI, ngoài số tiền đầu tư vào các thị trường mới nổi, giới tài phiệt đã chuyển một số rất lớn đầu tư vào các thị trường chứng khoán và bành trướng tín dụng cho nên vai trò của nó tuy có suy giảm nhưng quyền uy của nó đối với giá dầu vẫn còn mạnh mẽ. Một số quốc gia có tiềm lực dầu lửa, khi bị khống chế bởi dollar dầu lửa đôi khi muốn bày tỏ chủ quyền của mình bằng cách chống đối trật tự hiện hành.
Vai trò của dầu lửa với tư cách là động lực của các ngành kinh tế đã sắp đạt đến đỉnh. Nó được coi là nguồn gốc gây ra khí thải nhà kính, làm biến đổi khí hậu, đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Vì vậy, các nguồn năng lượng tái tạo đã phát triển thể hiện như những nguồn năng lượng thay thế tiềm năng. Chúng đã chiếm tới 28% tổng năng lượng toàn cầu.
Vai trò của dầu lửa dường như đã bắt đầu suy giảm. Nhu cầu của dầu hỏa gần đạt đến đỉnh. Năm 2019, như cầu dầu lửa thế giới đạt 95 triệu thùng/ngày. Năm 2020, trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19, nhu cầu chỉ tăng 480.000 thùng/ngày. Khi đại dịch xảy ra, nhu cầu mới đột ngột giảm đi 20 triệu thùng/ngày, dẫn đến thừa cung.
Ở Mỹ sau khi đắc cử Tổng thống Donald Trump đã hủy bỏ Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu, đã phê chuẩn cho mở rộng khai thác than đá và dầu mỏ. Nhờ công nghệ dầu đá phiến, Mỹ đã bơm lên tới 12,7 triệu thùng/ngày, xuất khẩu 3 triệu thùng/ngày chiếm14% thị phần toàn cầu vào năm 2019. Dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt tới 13,2 triệu thùng. Hiện nay, Mỹ không chỉ khống chế giá dầu bằng chu kỳ lãi suất, mà còn là một đối thủ cạnh tranh thị phần mạnh mẽ.
Trang mạng “ Người quan sát”, Trung Quốc, ngày 18/3/2020 khẳng định: “Việc ổn định giá dầu, về cơ bản cần phục hồi nhu cầu được biểu thị bằng lãi suất kho bạc (của FED). Sự tăng trở lại của giá dầu vào những năm 1986, 1998 và 2016 đều nằm trong quy luật này cho dù đàm phán không đạt được kết quả cũng không ảnh hưởng đến xu hướng giá dầu tăng trở lại”. Như vậy, việc Saudi Arabia vung kiếm vuốt râu lại giống như một MC mời Tổng thống Donald Trump lên chủ tọa một phiên tòa hòa giải. Có lẽ vì thế mà ngày 30/3/2020, Tổng thống Nga đã phớt lờ Saudi Arabia, điện thoại trực tiếp với Donald Trump, thỏa thuận ngay một cuộc thảo luận Nga - Mỹ sắp tới.
Từ quy luật nói trên, giá dầu sẽ sớm ổn định trong thời gian tới sau cơn đại dịch Covid - 19. Nguyên nhân không phải là do OPEC+ đạt được thỏa thuận giảm sản lượng, việc này mất nhiều thời gian, mà chủ yếu là do các bên đều mong muốn sớm ổn định giá. Saudi Arabia mong muốn giá ổn định chứ không muốn thị phần, đánh vào thị trường đá phiến của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cố gắng giữ giá dầu ở mức thấp, đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của các ngành năng lượng Mỹ trong năm bầu cử. Nga cũng có thể đạt được kỳ vọng của mình.
Nhu cầu của dầu hỏa gần đạt đến đỉnh. Năm 2019, nhu cầu dầu lửa thế giới đạt 95 triệu thùng/ngày. Năm 2020, trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19, nhu cầu chỉ tăng 480.000 thùng/ngày. Khi đại dịch xảy ra, nhu cầu mới đột ngột giảm 20 triệu thùng/ngày, dẫn đến thừa cung. |