Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cuộc tranh luận lịch sử giữa ứng viên Tổng thống Hillary và Trump

Nhóm PVQT
Chia sẻ Zalo

Cuộc tranh luận lịch sử đầu tiên giữa 2 ứng viên Tổng thống Mỹ đã bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng nay (27/9, theo giờ Việt Nam).

Tranh cãi nảy lửa về Nga, Trung, Iran

Sau khi Bà Clinton mỉa mai: tỷ phú Trump “khen ngợi ông Vladimir Putin hết lời”, ông Trump: đáp trả “Bà nhầm rồi” và nhắc lại, Tổng thống Nga là “một lãnh đạo mạnh mẽ” và khẳng định “ấn tượng” bởi bất kỳ định nghĩa nào – về sức mạnh và tỷ lệ ủng hộ của Putin. 

Ông nói: “Ông Putin đang điều hành nước Nga và ít nhất ông ấy là người lãnh đạo, không như những gì chúng ta đang thấy ở quốc gia này”. 

Tháng 9/2015, ứng viên Trump từng chia sẻ với kênh Fox News: “về khả năng lãnh đạo, ông Putin phải được điểm A”. Trong cuộc tranh luận ngày 10/3, ông Trump lại muốn đảo ngược từ ngữ. “Mạnh không đồng nghĩa với giỏi”, ông nói “ông Putin là lãnh đạo mạnh, hẳn rồi. Nhưng tôi không khẳng định như vậy là tốt hay xấu”.

Đề cập đến vụ rò rỉ email của bà Hillary, ông Trump đặt câu hỏi: “Có thể vụ rò rỉ email của đảng Dân chủ do Nga, cũng có thể do Trung Quốc, hoặc quốc gia khác, chúng ta không biết được”.
 

Một số cơ quan an ninh độc lập, cùng với các giới chức trinh sát, đã nhằm vào các hacker do Nga hậu thuẫn, là thủ phạm đằng sau vụ bê bối rò rỉ email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC). Trong khi đó, ông Trump lại hoàn toàn phủ nhận điều này khi cho rằng: không ai chắc chắc 100% là Nga đứng sau vụ tán công, nhưng điều rõ ràng là chính quyền ông Obama bất lực trước sự leo thang của hacker. 

Thực tế, các chuyên gia an ninh đã tìm thấy dấu vân tay liên quan tới các hacker Nga, cũng như của hacker liên quan tới Trung Quốc trong một số trường hợp khác không liên quan. 

Ông Trump cho rằng Trung Quốc nên "hiểu hơn về Triều Tiên" đồng thời nhận định Iran đáng lo ngại hơn. Ông Trump cũng phát biểu, Nhật và Đức cần trả tiền cho Mỹ vì đã phòng vệ các nước này. Bà Clinton nói: "Tôi muốn tái khẳng định với các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như những nước khác rằng chúng ta có những hiệp ước quốc phòng chung và chúng ta sẽ tôn trọng chúng. Đại diện cho chính tôi và cũng là số đông người dân Mỹ, tôi muốn nói rằng cam kết của Mỹ luôn được duy trì".

"Không nghi ngờ là chúng ta có những vấn đề khác với Iran và Donald chưa bao giờ nói cho các bạn biết ông ấy sẽ làm gì. Ông ấy nên nói rõ kế hoạch của ông ấy, giống như kế hoạch tiêu diệt IS vậy. Ông ấy nói đó là bí mật nhưng bí mật duy nhất là ông ấy chả có kế hoạch nào cả".

Về thỏa thuận với Iran: Tỷ phú Trump cho rằng: “Đây là một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử bất kỳ quốc gia nào”. Theo ứng viên này, khoản tiền 400 triệu USD chuyển cho Iran là để đổi tù nhân với Tehran. 

Bà Clinton khẳng định, khoản tiền 400 triệu USD trả cho chính quyền Tehran để bù cho thỏa thuận mua vũ khí bất thành giữa hai nước từ những năm 1970. 

Tỷ phú Trump cho rằng số tiền Iran giành được sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử hồi tháng 7/2015, còn cao hơn mức chuyên gia dự đoán. Bộ trưởng Tài chính Jack Lew cho rằng ở 56 tỷ USD, trong khi giới chức Iran đưa ra 2 con số là 32 tỷ USD và 100 tỷ USD. Các nhà kinh tế học cho rằng con số này trong khoảng 30 – 100 tỷ USD.
 

Sau câu hỏi của người dẫn chương trình Holt "làm thế nào ngăn chặn khủng bố?", ông Trump đã đổ lỗi cho việc Mỹ rút quân từ Iraq về là nguyên ngân hình thành tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông cho rằng nên để lại khoảng 10.000 quân ở Iraq. “Chúng ta có thể lấy dầu và IS có thể sẽ không thể hình thành”, ông nói. 

Bà Clinton chất vấn ông Trump, liệu ông có ủng hộ việc xâm lược Iraq? Bà cũng nói, ông Trump đã mắc lỗi lịch sử cơ bản của đối thủ đảng Cộng hòa khi chỉ ra, việc rút quân khỏi Iraq là quyết định của ông Bush chứ không phải của ông Obama.

Bà Clinton bàn về vấn đề khủng bố trong nước. Bà kêu gọi tăng cường công tác tình báo, Mỹ và NATO cần làm việc với các đồng minh để cải thiện hiệu quả việc trao đổi thông tin tình báo. “Ông Trump đã liên tục xúc phạm người Hồi giáo ở nước ngoài, người Hồi giáo ở Mỹ trong khi chúng ta cần hợp tác”
Trong khi đó, bà Clinton chỉ ra ông Trump nhầm lẫn lịch sử cơ bản khi đổ lỗi rút quân từ Iraq về cho ông Obama.
 Thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy các chủ đề quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ trong năm 2016 là kinh tế và khủng bố.

Ông Trump cáo buộc bà Clinton cố biến vấn đề của Iran thành “sức mạnh” trong cuộc tranh cử

“Với NATO, họ hiểu rằng, tôi là dân kinh doanh” - ông Trump cáo buộc các đồng minh không có ý định “trả tiền một cách công bằng”.

Ông Trump không quên bày tỏ sự tin tưởng vào việc NATO mở một bộ phận chống khủng bố lớn. “Tôi nghĩ chúng ta phải để Nato vào Trung Đông cùng Mỹ, và chúng ta sẽ cùng đối phó và tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, và phải làm một cách nhanh chóng”. Đồng thời cáo buộc, bà Clinton không quan tâm nhiều tới vấn đề quân đội.

Ông Trump tuyên bố rằng, NATO phải chuyển sang một chiến dịch trực tiếp chống khủng bố ở Trung Đông. Và rằng, sự hối thúc của ông có ảnh hưởng đến quyết định của liên minh này. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, NATO đã có sẵn một chương trình phòng chống khủng bố được triển khai từ tháng 6/2004. Trong tháng 7/2016 các quốc gia thành viên NATO đã quyết định tăng cường nỗ lực chống lại IS, cụ thể là bàn luận về vấn để của Syria và Iraq.

 

Ông Trump đổ lỗi cho Sidney Blumenthal - một người bạn của của bà Clinton, và Patti Solis Doyle - quản lý chiến dịch bầu cử vào năm 2008 đã tạo ra tuyên bố sai lầm về việc Tổng thống Barack Obama không được sinh ra tại Mỹ.

Không có bằng chứng nào cho rằng, bà Clinton đã làm điều gì đó để gây ra tin đồn thất thiệt về việc ông Obama không được sinh ra ở Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2008. Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Trump đã cố gắng cáo buộc Hillary Clinton là người khởi xướng phong trào nghi ngờ về nơi sinh và quốc tịch Mỹ của Tổng thống Obama. 

Một số người ủng hộ bà Clinton cũng bị cáo buộc sử dụng email “vô danh” để đưa ra những câu hỏi liên quan tới quốc tịch của ông Obama. Tuy nhiên, không một ai có liên quan đến chiến dịch tranh cử của bà Clinton vào năm 2008. Điển hình như Philip Berg - một cựu quan chức Pennsylvania người ủng hộ bà Clinton đã đệ đơn kiện vào năm 2008 liên quan tới giấy khai sinh của ông Obama, tuy nhiên nó đã bị phủ quyết vì không có căn cứ. Sidney Blumenthal một người bạn của gia đình Clinton cũng bị nghi yêu cầu giới truyền thông điều tra giấy khai sinh của ông Obama, nhưng ông Blumenthal đã lên tiếng phủ định điều này và cho rằng đó là một âm mưu chính trị.
 Người dân theo dõi cuộc tranh luận trực tuyến.

Ông Trump lên tiếng bảo vệ Nga trong vụ bê bối rò rỉ email của đảng Dân chủ

Bà Clinton nhận được câu hỏi về cuộc chiến không gian mạng. Bà cho rằng, ông Trump khen ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin hết mình, đó là điều kỳ lạ. 

Ám chỉ những nghi ngờ hacker Nga tấn công các tài liệu và sự kiện quôc gia, bà nói “Tôi quá sốc khi ông Donald công khai “mời” ông Putin tấn công người dân Mỹ. Thật không thể chấp nhận nổi… Donald Trump không bao giờ phù hợp để làm người đô đốc trưởng (ám chỉ vị trí ông chủ Nhà Trắng).  

Đáp lại, ứng viên Tổng thống phía bên đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng định, ông được hơn 200 tướng và đô đốc và con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên. “Do đó, khi cựu ngoại trưởng Clinton nói điều này… Tôi sẽ đề cập với những quann chức quân đội về vụ xâm nhập chính trị”. 

Ông cũng bày tỏ nghi ngờ với việc Nga bị cáo buộc tham gia vào vụ hack email tai tiếng của đảng Dân chủ, khiến đảng này chia rẽ sâu sắc do phơi bày việc bà Clinton được ưu ái hơn các ứng viên khác. 

Tỷ phú này cho rằng, Trung Quốc mới là bên đứng sau vụ việc.“Dưới thời Tổng thống Obama, nước Mỹ mất kiểm soát rất nhiều việc không đáng…chúng ta phải cứng rắn hơn nữa trong cuộc chiến chống xâm nhập”.  
 

“Chúng ta kết luận về bản chất người khác quá nhanh chóng”

Người dẫn chương trình đã đưa thông tin về vụ cảnh sát nổ súng và làm một người màu thiệt mạng và hỏi 2 ứng cử viên về khả năng xóa bỏ sự phân biệt cũng như kỳ thị chủng tộc.

Bà Clinton: “Thật không may, cuộc đua quyết định quá nhiều thứ”. Ứng cử viên đảng Dân chủ nói. “Nơi họ sinh sống, làm thế nào để điều chỉnh từ trong hệ thống tư pháp hình sự. Chúng ta cần khôi phục lòng tin giữa cộng đồng người da màu và cảnh sát. Chúng tôi phải giải quyết các vấn đề cốt lõi để đảm bảo, cảnh sát Mỹ được đào tạo với kỹ thuật tốt nhất... tất cả mọi người cần và nên tôn trọng luật pháp”.

Với nền tảng của mình, bà Clinton khẳng định, sẽ giải quyết vấn đề trên bằng việc cải cách tư pháp hình sự. “Và chúng ta phải tước súng ra khỏi tay những người không có phận sự sử dụng chúng”. Bà cũng đề cập tới chính sách về việc sở hữu súng ở Mỹ. “Chúng ta phải giải quyết vấn nạn bạo lực do súng gây ra”.

Sau lời phát biểu của bà Hillary, người dẫn chương trình Holt đặt câu hỏi về các sự cố gần đây khi cảnh sát nổ súng vào người da đen, cho rằng, cảnh sát đang có thành kiến với người da màu. Bà Hillary cho rằng, mọi người đều tiềm ẩn thành kiến, không chỉ cảnh sát. “Nhiều người trong chúng ta đang kết luận về bản chất người khác quá nhanh chóng”.

 

"Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha đang sống trong địa ngục"

“Chúng ta cần luật pháp và trật tự trên đất nước. Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha đang sống trong địa ngục, mọi thứ quá nguy hiểm. Bạn đang đi trên phố và bị bắn” - ông Trump cáo buộc chính phủ.

Người dẫn chương trình Holt đã ngắt lời ông Trump và cho rằng, các lập luận của ông Trump là vi hiến vì nhắm vào những người da màu. Tuy nhiên, ứng viên tỷ phú của đảng Cộng hòa đã phủ nhận mối liên hệ với nạn phân biệt chủng tộc trong phát biểu của mình.

Người Mỹ gốc Phi đối diện nguy cơ sát hại lớn nhất

Bà Clinton nhận định, người mỹ gốc Phi đang trong nguy cơ bị sát hại bởi súng đạn hơn bất kỳ thành phần nhân khẩu nào. 

Bà khẳng định, thành phần đối diện đe dọa ảnh hưởng bởi bạo lực súng đạn lớn, thậm chí từ chính lực lượng cảnh sản Mỹ.  Tỷ lệ tội phạm nói chung đã giảm so với thời kỳ thập niên 1990, nhưng trong năm 2015, con số này vẫn duy trì ở 10.8%  Tỷ lệ đỉnh cao gần đây xuất hiện ở nhiều thành phố lớn, bao gồm Chicago, Washington DC and Baltimore.
 

Liên quan đến vấn đề thuế, ứng cử viên Hillary Clinton thẳng thắn công kích đối thủ: “Trump vẫn đang che dấu nhiều thứ”.

Bà Clinton: “Bạn không băn khoăn tại sao Trump không công khai việc đóng thuế của mình? Có lẽ ông ấy không giàu như bề ngoài, hoặc ông ta không làm từ thiện... thứ 3, ông nợ 600 triệu USD tại các ngân hàng nước ngoài... hoặc có thể Trump không muốn để người dân Mỹ, hay giới truyền thông biết về bất kỳ khoản thuế thu nhập nào”.

Sau khi ông Trump đáp trả: “Điều đó khiến tôi trở nên thông minh”, bà Clinton tiếp tục cáo buộc: “Không một khoản cho quân đội, cựu chiến binh... phải có một điều gì thực sự quan trọng, những điều mà Trump cố gắng che giấu... Do vậy, tôi không có lý do để tin, ông ta sẽ công khai việc đóng thuế của mình…
Bà Hillary cũng thẳng thắn thừa nhận sai lầm khi "sử dụng email cá nhân trong quá khứ" và khẳng định sẽ "chịu trách nhiệm về những điều mình đã làm".
Ông Trump tiếp tục công kích: "Đó không phải một sai lầm. Điều đó được thực hiện với mục đích riêng”.

 
Trả lời câu hỏi: "Tại sao bà là lựa chọn tốt hơn đối thủ trong việc tạo ra những công việc giúp người lao động Mỹ có thêm thu nhập?", ứng viên Hillary cho biết cô cháu gái tròn 2 tuổi trong ngày tranh luận đã giúp bà có cái nhìn sâu sắc hơn về một tương lai của nước Mỹ. "Tôi muốn đầu tư cho tương lai, tôi muốn đầu tư vào các bạn" - bà Hillary nhấn mạnh. Theo ứng viên Hillary, bà có thể làm cho nền kinh tế công bằng hơn, giúp người lao động có được ngày nghỉ khi bị ốm, có đủ tiền để chi trả cho kỳ nghỉ cùng gia đình, chi phí chăm sóc trẻ em hợp lý hơn.
Cuộc tranh luận được chia làm 6 phần, mỗi phần kéo dài 15 phút và bắt đầu bằng câu hỏi của MC đài NBC News – Lester Holt. Các chủ đề sẽ được đưa ra tranh luận bao gồm Phương hướng của nước Mỹ, Tiến tới sự thịnh vượng và Đảm bảo an ninh cho nước Mỹ. Được biết, trước đó, hai ứng cử viên đề đã nhận được các chủ đề này và có khoảng thời gian 1 tuần để chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, các chủ đề trên cũng có thể thay đổi tùy theo tình hình.
Cuộc tranh luận tay đôi đầu tiên giữa ứng cử viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump diễn ra tại Đại học Hofstra, New York và kéo dài trong 90 phút. Đây là vòng mở màn trong tổng cộng 3 cuộc tranh luận trực tiếp diễn ra trong khoảng 6 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11.