Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đá lát vỉa hè tuổi thọ 70 năm xuống cấp: Rất cần ý kiến chuyên gia

Kinhtedothi - Tuần qua, một trong những câu chuyện được đề cập nhiều, đó là những viên đá lát vỉa hè được cho là có độ bền 70 năm, mới sử dụng vài năm đã vỡ, gãy phải thay thế trên một số tuyến phố.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng không khó bắt gặp những hình ảnh đáng buồn về các vỉa hè có tuổi thọ 70 năm trong tình trạng khá thảm thương như vỉa hè đường Trần Phú (Hà Đông), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Giảng Võ (Ba Đình)…

Điểm vỉa hè đoạn Trần Phú giao Nguyễn Khuyến (Hà Đông). Ảnh: Bảo Minh  

Cuối năm 2016, TP Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố, theo đó, đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm. Tuy nhiên, khi hoàn tất thi công và đưa vào sử dụng, tuổi thọ của những phiến đá lát này không thực sự kéo dài như mong đợi. Nhiều đoạn vỉa hè được lát mới đã xuống cấp nhanh chóng chỉ trong vòng vài năm.

Có khá nhiều nguyên nhân của tình trạng đáng buồn này, từ chọn vật liệu, thi công, sử dụng. Có những nguyên nhân chỉ bằng những quan sát bình thường cũng nhận biết được như việc các phương tiện cơ giới, xe máy, xe du lịch thậm chí là xe tải đè nát vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ. Cũng có nguyên nhân đòi hỏi người có hiểu biết về kỹ thuật mới nhận ra, như quy trình thi công lát đá không phù hợp. Khó nhận biết hơn, là những nguyên nhân trong việc lựa chọn vật liệu, thậm chí sâu xa như nguyên nhân tiềm ẩn từ quá trình khai thác, chỉ các chuyên gia mới hiểu và chỉ ra được.

Chỉ có điều đáng tiếc là những nguyên nhân ấy hầu hết chỉ được nêu ra khi sự đã rồi, những viên đá lát vỉa hè được cho là có tuổi thọ 70 năm đã vỡ nát sau một vài năm sử dụng và ngân sách TP đã và đang phải bỏ ra những khoản kinh phí không nhỏ để sửa sang, bảo dưỡng thậm chí lát mới những đoạn vỉa hè như vậy ở nhiều nơi trong TP.

Sự việc lại làm ta nhớ tới câu chuyện xảy ra với số phận của hàng phong lá đỏ được trồng năm 2018 trên đường Nguyễn Chí Thanh và chết khô rồi được bưng đi vào năm 2021, khi chưa đáp ứng một kỳ vọng khá lãng mạn là đem mùa Thu vàng xứ ôn đới về với Hà Nội thuộc xứ nhiệt đới gió mùa. Khác nhau về thời điểm diễn ra, về mục đích hướng tới, nhưng hai sự việc đều có chung một kết cục không mấy tốt đẹp và nhận phản ứng không thuận của dư luận người dân.

Một điểm chung nữa là sau khi thất bại, hai việc này nhận được khá nhiều ý kiến phân tích nguyên nhân, trong đó có nhiều ý kiến của các chuyên gia.

Từ câu chuyện trên, xin nêu hai đề xuất: Một là để tránh vết xe đổ của “phong lá đỏ” và “đá có độ bền 70 năm” trước khi thực hiện một dự án nào đó, cơ quan chức năng phụ trách cần tham khảo ý kiến rộng rãi của người dân, nhất là các chuyên gia. Mà lấy ý kiến một cách thực sự cầu thị, biết lắng nghe chứ không phải làm cho có.

Thứ hai, với trách nhiệm và tình yêu TP, mỗi người dân, đặc biệt là các chuyên gia có quyền và nghĩa vụ đóng góp ý kiến cho công việc trên cơ sở hiểu biết và lĩnh vực chuyên môn của mình. Tránh hiện tượng chỉ “góp ý” sau khi sự việc đã không thể khác.

Hai đề xuất trên hoàn toàn không có gì mới, thậm chí là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…” nhưng vẫn cứ phải nhắc lại vì xem ra nó bị lãng quên, hoặc thực hiện một cách chiếu lệ, rất thiếu trách nhiệm. Cũng cần nhấn mạnh, trong những công việc cần sự hiểu biết chuyên sâu như trồng phong lá đỏ hay chọn đá lát vỉa hè đô thị, rất cần ý kiến của các chuyên gia có trình độ chuyên môn trong những lĩnh vực đó cũng như tinh thần trách nhiệm với việc chung của cộng đồng. Và tất nhiên những ý kiến đó phải được đưa ra đúng thời điểm, đúng địa chỉ cần thiết!

[Ảnh] Ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè đường Nguyễn Trãi

[Ảnh] Ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè đường Nguyễn Trãi

Mạnh tay xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh

Mạnh tay xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

28 Mar, 10:13 AM

Kinhtedothi - Quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Transit Oriented Development - TOD) có một cách tiếp cận mới gọi là “quy hoạch ngược”, chấm dứt tình trạng giao thông chạy theo đô thị.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng: tiến độ nhiều dự án vẫn rất chậm

Vướng mắc giải phóng mặt bằng: tiến độ nhiều dự án vẫn rất chậm

23 Mar, 05:26 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ một số dự án giao thông trọng điểm, nhưng nhiều dự án vẫn ách tắc nhiều năm, chưa có tiến triển rõ rệt. Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) là sức cản chính khiến tiến độ nhiều công trình chậm thấy rõ.

Đột phá trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Đột phá trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

16 Mar, 05:46 AM

Kinhtedothi - Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ đầu năm 2025 đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới cũng đòi hỏi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt và tinh nhuệ hơn.

Vì sao nhu cầu thị trường cao nhưng giao dịch chưa nhiều?

Vì sao nhu cầu thị trường cao nhưng giao dịch chưa nhiều?

15 Mar, 07:35 PM

Kinhtedothi - Ngay từ những ngày đầu năm 2025, thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến hàng loạt các dự án lớn được mở bán, triển khai đầu tư, cũng như khởi động trở lại sau một thời gian dài nằm “đắp chiếu”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ