Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại lễ Phật đản - lan toả những giá trị nhân văn

Kinhtedothi – Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, được tổ chức hàng năm vào ngày Rằm tháng 4. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã có kế hoạch triển khai các hoạt động hướng đến dịp lễ trang trọng, thành kính, văn minh.

Thông điệp của Đại lễ Phật đản 2024

Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - dương lịch 2024 do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ký, thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024 từ ngày 8/5 - 22/5 (tức 1/4 đến 15/4 âm lịch). Trong đó, tuần lễ Phật đản từ ngày 15/5 đến 22/5 (tức 8/4 đến 15/4 âm lịch), chính lễ ngày 22/5 (15/4 âm lịch).

Người dân làm lễ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Ảnh: Lại Tấn

Giáo hội yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia, thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Bên cạnh đó, trong thông điệp Đại lễ Phật đản, Đức Pháp chủ GHPGVN - Hòa thượng Thích Trí Quảng nói rằng: Đại lễ Phật đản là dịp cùng nhau ôn lại cuộc đời cao thượng, những lời dạy vô ngã vị tha, đầy thương yêu và trí tuệ. Không chỉ là nguồn an ủi mà còn hiến tặng giải pháp thiết thực chuyển hóa nỗi khổ đau cá nhân, kiến tạo môi trường an lạc cho vạn loại chúng sinh.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nhận định, thế giới đang phải chịu nhiều khổ đau do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh và xung đột. “Hơn bao giờ hết, chúng ta càng trân kính và nỗ lực thực hành những lời dạy quý báu của Đức Thế tôn trong việc xây dựng một thế giới an bình, nhân văn, đạo đức” - Đức Pháp chủ nêu.

Người đứng đầu GHPGVN kêu gọi những người con Phật tinh tấn thực hành những lời dạy của Đức Phật, tịnh hóa tâm thức, chuyển hóa tam độc tham, sân, si thành tam vô lậu học - giới, định, tuệ.

“Thay mặt Ban thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN, tôi kêu gọi chư tăng ni và Phật tử nhất tâm cầu nguyện cho chiến tranh chấm dứt, hận thù tiêu tan. Mỗi người càng tinh tấn tu tập, thể nhập từ bi tam muội, lan tỏa tình yêu thương đến chúng sanh vạn loại, thắp sáng thế gian này bằng ánh sáng từ bi và trí tuệ” - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nêu.

Trang trọng, thành kính, nhân văn

Đầu tháng 4 (âm lịch), GHPGVN các địa phương đã thông báo hoạt động mừng đại lễ Phật đản, trong đó có nhiều hoạt động được người dân đón chờ mỗi mùa Phật đản.

Theo Ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội, Đại lễ Phật đản sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội vào hai ngày 20 và 21/5 (13 và 14/4 âm lịch); ban Trị sự GHPGVN các quận, huyện sẽ tổ chức Đại lễ Phật đản từ ngày 15 – 20/5 (từ mùng 8 – 13/4 âm lịch) tại trụ sở Ban Trị sự hoặc địa điểm do Ban Trị sự lựa chọn. Chương trình Phật đản sẽ gồm các nội dung như diễu hành xe hoa của 30 đơn vị quận, huyện, thị, mít-tinh mừng Phật đản.

Tại các tỉnh, TP khác, nhiều hoạt động hướng tới Đại lễ Phật đản cũng đã diễn ra. Trong ngày 12/5, tại Yên Tử (Quảng Ninh), hơn 1.000 Phật tử đã tham gia Đại lễ Phật đản 2024. Sau phần nghi lễ dâng hương, dâng hoa, Phật tử đã cử hành nghi lễ tắm Phật cầu nguyện cho đất nước hòa bình và phồn thịnh; đồng thời, cũng cầu mong cho những người con Phật được bình an, hạnh phúc.

Tại TP Huế, ngày 12/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã tổ chức Lễ hạ thủy 7 hoa sen trên sông Hương. Bảy hoa sen trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sinh của Đức Phật. Đây là tác phẩm sắp đặt về đề tài văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam “Bảy đóa sen nâng gót tịnh” do các tăng ni Phật tử trẻ ở Huế thực hiện.

Bên cạnh những hoạt động hướng đến ngày đại lễ, nhiều ý kiến lo ngại về việc thả hoa đăng, phóng sinh không đúng cách làm ảnh hưởng tới môi trường, ý nghĩa của việc thực hiện. Do vậy, GHPGVN các tỉnh TP đã có sự chuẩn bị.

Đơn cử tại TP Huế, GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết sẽ có văn thư đề nghị các ngành, các địa phương hỗ trợ thu gom đèn hoa đăng sau khi thả. Riêng trên sông Hương, giáo hội đã có hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Huế để vớt, thu gom ngay số đèn hoa đăng được thả ở phía hạ lưu. GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ký hợp đồng với Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản để đơn vị này cung cấp con giống phục vụ cho hoạt động phóng sinh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

06 Apr, 07:03 AM

Kinhtedothi - Sau trận hòa trước U17 Australia ở trận ra quân, U17 Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thứ hai tại vòng bảng, gặp đối thủ được đánh giá rất mạnh là U17 Nhật Bản vào tối 7/4.

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

06 Apr, 06:58 AM

Kinhtedothi - Hội trại văn hóa lung linh ánh đèn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025, giúp đồng bào và du khách thập phương tìm hiểu về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các địa phương vùng Đất Tổ.

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

06 Apr, 06:01 AM

Trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn một nghìn năm lịch sử, là Thủ đô văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Hà Nội có truyền thống hiếu học lâu đời, được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp của người Tràng An.

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ