Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại sứ Nhật nêu 3 điểm "hút" doanh nghiệp tới hoạt động tại Việt Nam

Kinhtedothi - Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" diễn ra ngày 2/11 tại Hà Nội, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam. 

Với sự tham dự của khoảng 900 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có nhiều lãnh đạo địa phương tới từ 63 tỉnh,thành Việt Nam; Hội nghị nhằm hỗ trợ các địa phương tăng cường hội nhập quốc tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Điểm sáng kinh tế-thương mại-đầu tư

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở vào giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ hai nước. 

Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2023. Ảnh: Cẩm Anh

Trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác số một về ODA, thứ hai về lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.

"Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có ý định tiếp tục và mở rộng hoạt động tại Việt Nam, 88% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng doanh thu tại Việt Nam sẽ tăng lên trong tương lai,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ. 

100 cặp quan hệ hợp tác địa phương

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, cùng với xu thế phát triển chung của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Nhật, giao lưu, hợp tác giữa địa phương hai nước thời gian qua phát triển mạnh mẽ, thực chất. Địa phương hai nước đã thiết lập khoảng 100 cặp quan hệ, ký kết hơn 110 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu Nhân dân. 

Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ 15-20 đoàn lãnh đạo đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thăm làm việc tại Nhật Bản, trong đó có nhiều địa phương đã trực tiếp tham gia chương trình Quảng bá Địa phương Việt Nam tại Nhật Bản như: Bạc Liêu, Cần Thơ, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Yên Bái... Trên cơ sở các chương trình kết nối đó, nhiều dự án hợp tác Việt-Nhật thiết thực đã được thúc đẩy, theo Bộ Trưởng Bùi Thanh Sơn. 

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Yamada Takio, Đại sứ Nhật Bản nhấn mạnh có 3 điểm mà doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi trọng hàng đầu khi lựa chọn địa bàn hoạt động, trong đó có Việt Nam.

Thứ nhất là môi trường đầu tư - cơ sở hạ tầng hoạt động như nguồn cung điện, xử lý nước thải cũng như các quy trình xin cấp phép đầu tư...

Thứ hai là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhiệt huyết trong công việc. Đại sứ đánh giá Việt Nam sở hữu yếu tố này, ví dụ như ngành IT quy tụ nhiều nhân tài chất lượng cao. "Đây là yếu tố then chốt mà doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp trên toàn thế giới đều quan tâm", ông Yamada Takio nói.

Và cuối cùng là tích cực truyền thông và quảng bá hình ảnh cũng như nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị song phương và tiềm năng các địa phương để doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng cơ hội hoạt động. 

Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong quan hệ hai nước cũng như tiềm năng của cả hai bên, Đại sứ tin tưởng Nhật Bản và Việt Nam sẽ "cùng nắm chặt tay nhau, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới”.

Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ cắt băng khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản. Các đại biểu, doanh nghiệp cũng tập trung thảo luận nội dung hợp tác nổi bật bao gồm: đầu tư, thương mại, nông nghiệp, chuyển đổi số, đô thị thông minh, hợp tác địa phương, hợp tác nguồn nhân lực và giáo dục - đào tạo.

 

Thủ tướng Nhật Bản: "Kinh tế, kinh tế, kinh tế"

Thủ tướng Nhật Bản: "Kinh tế, kinh tế, kinh tế"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

30 Mar, 10:36 PM

Kinhtedothi - Chiều ngày 30/3, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Minh Khương Phó Cục trưởng, Cục phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công An, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ