Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đắk Lắk: hồ thủy lợi Ea Chu Káp bị lấn chiếm, xâm hại

Lê Thắng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Nhiều người dân ở xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin và xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột phản ánh đến Văn phòng đại diện Báo Kinh tế & Đô thị tại Đắk Lắk về tình trạng lòng hồ Ea Chu Káp vùng giáp với xã Ea Ktur đang bị lấn chiếm, xâm hại.

Người dân lấn chiếm hồ thuỷ lợi, cơ quan chức năng không biết

Nhận được thông tin, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã mục sở thị việc người dân đổ đất, xà bần rác thải trong xây dựng xuống khu vực lòng hồ Ea Chu Káp và san ủi phẳng để lấy mặt bằng. Khi được hỏi, một số người cho biết việc làm này nhằm lấn chiếm lòng hồ để sử dụng vào mục đích riêng.

Hồ thủy lợi Ea Chu Káp bị lấn chiếm trong thời gian dài
Hồ thủy lợi Ea Chu Káp bị lấn chiếm trong thời gian dài

Tham khảo thông tin số hóa về quy hoạch sử dụng đất tại Đắk Lắk trên phần mềm GULAND nhận thấy: Vị trí mà người dân đang đổ rác thải xây dựng, đất đá san lấp lấy mặt bằng thuộc lòng hồ thủy lợi Ea Chu Káp vùng giáp ranh với xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Trên phần mềm này còn thể cả trích lục thửa đất nằm trọn trọng lòng hồ là thửa đất số 2226, tờ bản đồ số 1, diện tích 2.187,9m2; mục đích sử dụng (đất trồng cây lâu năm) thuộc xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Để xác thực độ tin cậy của phần mềm này, phóng viên đã tham khảo một số cán bộ chuyên môn về địa chính, đất đai và được biết: “Cán bộ địa chính – xây dựng địa phương cũng dùng để tham khảo và đối chiếu với bản đồ quản lý giấy đang có hiệu lực tại địa phương”. Đắk Lắk: hồ thủy lợi Ea Chu Káp bị lấn chiếm, xâm hại - Ảnh 1

Trên phần mềm GULAND số hóa về quy hoạch sử dụng đất tại Đắk Lắk thể hiện rõ thông tin thửa đất trong lòng hồ Ea Chu Káp màu xanh

Trao đổi với đơn vị quản lý trực tiếp là Công ty TNHH MTV cà phê Việt Thắng,  qua điện thoại bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Giám đốc công ty trả lời: “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra về việc phóng viên trao đổi” và không xếp lịch làm việc.

Hồ Ea Chu Káp bị lấn chiếm nhưng đơn vị quản lý không biết.
Hồ Ea Chu Káp bị lấn chiếm nhưng đơn vị quản lý không biết.

Trao đổi với UBND xã Ea Ktur, đồng chí Y Thuyết Arul - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: "sẽ báo báo Chủ tịch, cho kiểm tra và phản hồi thông tin sau".

Lòng hồ Ea Chu Káp đã bị người dân lấn chiếm sử dụng mục đích riêng nhưng UBND xã khi phóng viên trao đổi mới cho rà soát kiểm tra.
Lòng hồ Ea Chu Káp đã bị người dân lấn chiếm sử dụng mục đích riêng nhưng UBND xã khi phóng viên trao đổi mới cho rà soát kiểm tra.

Việc lòng hồ Ea Chu Káp đã bị người dân đổ rác thải xây dựng, đất, đá lấn chiếm, xâm hại, làm thay đổi hiện trạng trong thời gia khá lâu nhưng khi phóng viên hỏi thì cả đơn vị được giao quản lý, lãnh đạo Công ty TNHH MTV cà phê Việt Thắng và UBND xã Ea Ktur mới đi kiểm tra.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường

Việc lòng hồ Ea Chu Káp bị xâm hại, lấn chiếm làm thay đổi hiện trạng không chỉ gây khó khăn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đất sức chứa nguồn nước tưới phục vụ sản xuất cho hàng trăm ha trong vùng được hưởng lợi. Bên cạnh đó tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và sức khỏe của người dân. Bởi Hồ Ea Chu Káp không chỉ chứa nước phục vụ tưới cho cây trồng mà còn là nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân thành phố Buôn Ma Thuột và một phần huyện Cư Kuin.

Tại đây nhà máy khai thác, xử lý nước phục vụ sinh hoạt với công suất 5000m3 ngày đêm đã được xây dựng và đưa vào sử dụng 10 năm nay, nguồn nước này đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt cho người dân Buôn Ma Thuột nhất là mùa vào mùa khô.

Nước hồ Ea Chu Káp khai thác phục vụ sinh hoạt  cho người dân TP Buôn Ma Thuột đang đối mặt với nhiều mối nguy ô nhiễm.
Nước hồ Ea Chu Káp khai thác phục vụ sinh hoạt  cho người dân TP Buôn Ma Thuột đang đối mặt với nhiều mối nguy ô nhiễm.

Ông Nguyễn Công Định - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Đắk Lắk cho biết: Nguồn nước từ hồ Ea Chu Káp là nước mặt nên Công ty chú trọng khai thác. Việc lòng hồ Ea Chu Káp bị lấn chiếm sẽ bị ảnh hưởng đến sức chứa, ảnh hưởng đến khối lượng nước phục vụ cho nhà máy. Hơn nữa khi người dân dùng rác thải trong xây dựng đổ xuống lòng hồ, đặc biệt các loại chất thải nguy hiểm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, khiến việc xử lý chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý nghiêm việc xâm hại , "bức tử" hồ Ea Chu Káp.