Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đắk Nông: nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R’moan sập hoàn toàn 

Kinhtedothi - Sau hơn 8 năm bàn giao và đưa vào sử dụng, nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R’moan ở xã Đắk R’moan, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trị giá hơn 3,3 tỷ đồng đã sập hoàn toàn sau thời gian dài xuống cấp.

Ngày 8/5, trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, Chủ tịch UBND xã Đắk R’moan Phạm Trung Đông cho biết, nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R’moan đã sập hoàn toàn.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do công trình đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Chiều 29/4/2025, do ảnh hưởng của mưa giông và gió mạnh, toàn bộ khối nhà truyền thống bằng gỗ đã đổ sập.

Nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R'moan đã sập đổ hoàn toàn.

UBND xã đã báo cáo sự việc lên UBND TP Gia Nghĩa, đồng thời triển khai công tác kiểm kê, bảo vệ hiện trường và đề xuất phương án khắc phục.

Ông Điểu Nhiên, người được thuê trông coi nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R’moan từ khi bàn giao đến nay cho biết, nhà truyền thống bon Đắk R’moan đưa vào sử dụng chưa được 3 năm đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến đổ sập.

Theo ông Điểu Nhiên, nguyên nhân được cho là do đơn vị thi công sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng, cụ thể là lợp mái bằng tranh còn non. Chỉ sau thời gian ngắn, mái bị dột, kéo theo kết cấu bên trong bị hư hỏng nhanh chóng.

Ông Điểu Nhiên cho biết, ngôi nhà ngày càng xuống cấp và đã đổ sập hoàn toàn vào chiều 29/4/2025.

Ông cho biết thêm: “Dân làng rất buồn vì nhà truyền thống bon Đắk R’moan xuống cấp rất nhanh, giờ đây bà con không còn nơi để sinh hoạt cộng đồng, vui chơi như trước nữa. Chúng tôi mong chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục”.

Trước đó, ngày 9/4/2025, Báo Kinh tế và Đô thị có bài phản ánh “Đắk Nông: nhà truyền thống xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng”.

Nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R'moan đưa vào sử dụng đầu năm 2018 và nhanh chóng xuống cấp, sau đó đổ sập.

Nhà truyền thống bon Đắk R’moan được khởi công xây dựng năm 2017 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 1/2018. Công trình này do Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã (nay là TP) Gia Nghĩa làm chủ đầu tư với tổng giá trị gần 3,3 tỷ đồng.

Công trình do Công ty TNHH MTV Trí Nguyên ở phường Nghĩa Đức, TP Gia Nghĩa thi công, gồm các hạng mục: nhà truyền thống bằng gỗ rộng 232m², sân bê tông, nhà vệ sinh, đài nước, khuôn viên cây xanh, hệ thống điện sinh hoạt...

Khi mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, nơi đây là nơi trưng bày nhạc cụ cổ xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số, cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần thu hút du lịch cho địa phương.

Đặc biệt, nhà truyền thống bon Đắk R’moan cũng là một trong những điểm đến độc đáo thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Thế nhưng, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, nhà truyền thống bon Đắk R'moan đã xuống cấp nghiêm trọng, mái tranh mục nát, phên hư hỏng, nguồn nước giếng khoan lúc có, lúc không… và nhiều năm trở lại đây không còn hoạt động.

UBND xã Đắk R’moan đang triển khai công tác kiểm kê, bảo vệ hiện trường và đề xuất phương án khắc phục.

UBND xã Đắk R'moan đã đề xuất kinh phí, phương án sửa chữa và được UBND TP Gia Nghĩa phê duyệt. Địa phương đang tìm đơn vị thi công phù hợp để sớm sửa chữa trong thời gian tới thì xảy ra vụ sập trên.

Vụ sập nhà văn hóa truyền thống bon Đắk R'moan rất may không xảy ra thiệt hại về người.

Đắk Nông: nhà truyền thống xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Đắk Nông: nhà truyền thống xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp chặt chẽ triển khai xây dựng chính chuyền địa phương 2 cấp

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp chặt chẽ triển khai xây dựng chính chuyền địa phương 2 cấp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí góp tiếng nói cho người yếu thế: sứ mệnh nhân văn trong kỷ nguyên số

Báo chí góp tiếng nói cho người yếu thế: sứ mệnh nhân văn trong kỷ nguyên số

08 May, 04:35 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hối hả của thông tin thời đại số, báo chí vẫn giữ một sứ mệnh cốt lõi - làm cầu nối giữa chính sách và đời sống, giữa người có tiếng nói và những người yếu thế. Góp tiếng nói bảo vệ người yếu thế không chỉ là một giá trị đạo đức, mà còn là thước đo bản lĩnh và trách nhiệm xã hội của nền báo chí hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ