Đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng thể chế ngành Giáo dục và Đào tạo
Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ động, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có giải pháp cụ thể nhằm thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng thể chế để bảo đảm tiến độ xây dựng và chất lượng, không để xảy ra tình trạng chậm muộn việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Phát huy vai trò của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó cần xác định quan điểm, định hướng chủ thuyết về nội dung văn bản và tuân thủ thực hiện một cách nhất quán; xác định rõ nguồn văn bản giao nhiệm vụ, cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn và các chỉ đạo của cấp trên; xác định đúng thẩm quyền, hình thức văn bản; phối hợp chặt chẽ, làm việc trực tiếp để lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan đối với những nội dung quan trọng, có tính chất đặc thù thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan đó.
Đối với các văn bản, đề án đã có ý kiến thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến góp ý; hoàn thiện hồ sơ, sớm trình lại Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về dự án Luật Nhà giáo, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các quy định về phụ cấp, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để bảo đảm tính ưu việt, khả thi nhằm phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khắc phục những bất cập trong chính sách, thể hiện được chủ trương của Đảng, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi: Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để nắm tổng thể các yêu cầu xây dựng các Nghị quyết có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn, phức tạp phát sinh trong quá trình xây dựng Nghị quyết.
Đối với dự thảo Nghị định quy định chính sách cho học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có học sinh hưởng chính sách: Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý chủ động rà soát các mức hỗ trợ cho các đối tượng của dự thảo Nghị định bảo đảm phù hợp, sớm hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ.
Về Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao, Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các đề án có liên quan (trong đó có Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng) để tránh trùng lắp và thiết kế nội dung có trọng tâm, trọng điểm.

Hà Nội chấp hành, thực hiện nghiêm túc yêu cầu về giáo dục liêm chính
Kinhtedothi - Hà Nội đã triển khai rất nghiêm túc nội dung về giáo dục liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức trong cả 4 nhiệm kỳ. Đặc biệt, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội, Đảng bộ Thủ đô nhiệm kỳ nào cũng có chuyên đề về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tháo gỡ khó khăn, quyết tâm hoàn thành dự án y tế, văn hóa, giáo dục
Kinhtedothi - Sáng 31/7, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.

Giáo dục truyền thống, tiếp lửa khát vọng cho các vận động viên trẻ
Kinhtedothi - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 26/7, tập thể cán bộ, nhân viên, hơn 300 huấn luyện viên, vận động viên Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nội.