Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dán nhãn năng lượng đã loại bỏ 45 triệu bóng đèn sợi đốt mỗi năm

KInhtedothi - Chương trình dán nhãn năng lượng là biện pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy việc sử dụng thiết bị hiệu suất cao, loại bỏ dần các sản phẩm công nghệ lạc hậu hướng tới việc xây dựng văn hóa tiêu dùng bền vững trong cộng đồng.

Ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Mục tiêu của Chương trình là tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng (480 triệu USD), tương đương giảm 34 triệu tấn khí thải carbon. Điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm khoảng 6.000 GWh/năm, tương đương hai nhà máy điện đốt than 500 MW.

Phó chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững - Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Đặng Hải Dũng  cho biết, Nhãn năng lượng là công cụ hiệu quả nhằm định hướng người tiêu dùng hướng đến việc sử dụng các phương tiện, thiết bị hiệu suất cao, tiến tới loại bỏ dần các phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Đồng thời tạo ra sức ép thúc đẩy các nhà sản xuất luôn phấn đấu, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao, thân thiện môi trường.

Người tiêu dùng mua sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại siêu thị điện máy. Ảnh: Hoài Nam

Hoạt động dán nhãn năng lượng tại Việt Nam được triển khai theo hình thức tự nguyện từ năm 2008 và bắt buộc phải thực hiện (đối với một số phương tiện, thiết bị) kể từ 1/7/2013. Đến nay, Chương trình dán nhãn năng lượng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Hiện nay, mỗi năm có hàng 10.000 mã sản phẩm mới thuộc 26 chủng loại thiết bị đã được dán nhãn năng lượng từ 01 sao đến 05 sao. 

Chương trình đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt (công suất trên 40W) hàng năm ra khỏi thị trường, nâng hiệu suất nhiều 06 loại sản phẩm tiêu thụ điện phổ biến gồm máy biến áp, điều hòa không khí, nồi cơm điện, quạt, đèn huỳnh quang ống, CFL. Trong đó đáng chú ý hiệu quả sử dụng điều hòa không khí tăng lên hàng năm, ước tính lượng điện năng tiết kiệm được hằng năm do người tiêu dùng chuyển hướng sang chọn mua và sử dụng các loại sản phẩm điều hòa có hiệu suất cao vào khoảng hơn 100 triệu kWh/năm.

Hiện nay, nhãn năng lượng đã tạo được thói quen tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về hiệu suất năng lượng trên thị trường.Với hàng triệu các sản phẩm sử dụng năng lượng có hiệu suất cao được dùng rộng rãi trong đời sống sẽ tổng hợp thành mức tiết kiệm lớn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội.

Đột phá nhưng thận trọng trong chuyển đổi năng lượng vận hành xe buýt

Đột phá nhưng thận trọng trong chuyển đổi năng lượng vận hành xe buýt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Galaxy Watch8 Series sẽ có thiết kế mới

Galaxy Watch8 Series sẽ có thiết kế mới

13 May, 09:36 AM

Kinhtedothi - Có nguồn tin cho biết, dòng Galaxy Watch8 của Samsung có thể sở hữu thiết kế mặt đồng hồ hình tròn kết hợp bộ khung hình vuông, tương tự như Galaxy Watch Ultra.

Lấp đầy khoảng trống pháp lý

Lấp đầy khoảng trống pháp lý

13 May, 05:15 AM

Kinhtedothi - Thời đại số hóa đã biến các KOL, người nổi tiếng, YouTuber, TikToker thành những “người bán hàng” thực thụ. Nhưng khi sức ảnh hưởng của họ ngày càng lớn thì trách nhiệm pháp lý lại chưa được quy định rõ ràng. Đây là một vấn đề làm “nóng” nghị trường khi Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ