Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đánh thức công trình văn hóa, thể thao còn “đắp chiếu”

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nhiều công trình văn hóa, thể thao rơi vào cảnh “xây xong rồi… đắp chiếu”, không phát huy hết công năng, gây lãng phí nguồn lực, các chuyên gia cho rằng cần phải có tư duy quản trị mới theo hướng công trình công – quản trị tư.

Chưa phát huy hết công năng

Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng, đề cao phát triển văn hóa, con người; coi văn hóa, con người là một bộ phận quan trọng, nền tảng trong định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đề ra mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ...

Thực hiện chủ trương này, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư tương đối đồng bộ, bao phủ rộng khắp các địa phương, từ đô thị tới nông thôn. Theo thống kê của Bộ VHTT&DL, cả nước có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh bao gồm các loại hình như: Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh. Tỷ lệ quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao hoặc Nhà văn hóa đạt trên 97%; ở cấp xã, phường, thị trấn là gần 80%... Về các công trình thể dục thể thao cấp tỉnh, huyện quản lý, như sân tập luyện gồm có: hơn 600 sân điền kinh, hơn 10.100 nhà tập, 4.110 sân bóng đá 11 người, hơn 3.200 sân vận động không có khán đài... Hệ thống bảo tàng đã phát triển gồm 204 bảo tàng, trong đó 127 bảo tàng công lập, 77 bảo tàng ngoài công lập, đang lưu giữ, phát huy giá trị trên 4 triệu hiện vật…

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao này góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Tuy nhiên, theo đánh giá, sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đó là trong khi nhiều thiết chế văn hóa, thể thao có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu thì vẫn có một số thiết chế văn hóa, thể thao dù đã được đầu tư rất tốn kém nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí lớn. Không ít rạp hát, sân tập, nhà thi đấu thể thao được đầu tư khá hiện đại song do không hoạt động hiệu quả đã nhanh chóng xuống cấp, ít có thời gian "sáng đèn".

Trường hợp Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (Khu liên hợp) là một ví dụ điển hình. Đây là đơn vị sự nghiệp nhóm 3, được Nhà nước cấp ngân sách chi thường xuyên, duy tu bảo dưỡng và chi đầu tư. Từ năm 2012, Khu liên hợp được Bộ VHTT&DL giao tự chủ nhóm 2 - đồng nghĩa với việc toàn bộ nguồn kinh phí chi thường xuyên và duy tu bảo dưỡng công trình, Khu liên hợp phải tự bảo đảm. Nhiều năm qua, Khu liên hợp chủ yếu khai thác tài sản theo hình thức cho thuê địa điểm, phòng, hội trường, sân bãi và tổ chức các sự kiện thể thao, giải trí. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn lực và năng lực triển khai, khiến việc khai thác chưa đa dạng và chưa đạt hiệu quả tối ưu.

Khu liên hợp là một tài sản công, trong đó sân Mỹ Đình là địa điểm phục vụ một số hoạt động chính trị, xã hội mang tầm quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là mặt cỏ và hệ thống cơ sở hạ tầng. Hệ thống khán đài nứt gãy, đọng nước, các phòng chức năng trang thiết bị xuống cấp, nhà vệ sinh bốc mùi, đặc biệt là mặt cỏ… đang là thực trạng tồn tại nhiều năm qua. Việc sân vận động bị bỏ phí, không khai thác hết tiềm năng đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi.

Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao (Bộ VHTT&DL) Lê Thị Hoàng Yến khẳng định, sân Mỹ Đình thuộc Khu liên hợp phải ưu tiên cho thể thao là số một, sau đó mới đến các sự kiện văn hóa, giải trí khác. Tuy nhiên, hiện nay có những khó khăn trong công tác vận hành khi đây là đơn vị tự chủ tài chính, nên rất khó khăn trong việc bảo đảm kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng, chăm sóc mặt sân, cơ sở vật chất. “Việc cho thuê tổ chức các sự kiện văn hóa, giải trí lớn cũng là một giải pháp để bảo đảm nguồn thu, nhưng nguyên tắc là không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng cho thể thao đỉnh cao” - bà Lê Thị Hoàng Yến cho biết.

Ở cấp cơ sở cũng đang gặp những khó khăn tương tự. Đơn cử, tại huyện Đan Phượng (TP Hà Nội), toàn huyện có 130 nhà văn hóa/129 thôn, tổ dân phố, cụm dân cư. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng, việc khai thác, phát huy các thiết chế văn hóa chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư của huyện, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng, nhu cầu thụ hưởng văn hóa của Nhân dân. Cơ chế chính sách khai thác tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp còn có những vướng mắc.

Công trình công cần quản trị tư

Chủ trương của Đảng về quan tâm đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao đã rõ, tuy nhiên, khi đi vào tổ chức thực hiện thì nhiều địa phương, đơn vị vẫn không biết phải bắt đầu làm từ đâu. Không ít chính sách, quy định của pháp luật vẫn nặng về hướng dẫn chung chung, chưa cụ thể hóa đầy đủ dẫn đến tình trạng "mạnh ai nấy làm", cả trong đầu tư nguồn lực và tổ chức hoạt động. Theo các chuyên gia, mô hình quản trị các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay cần phải đổi mới theo hướng sáng tạo hơn, gắn với nhu cầu xã hội.

TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chánh Văn phòng Quốc hội đề xuất, thứ nhất, cần chuyển từ tư duy "đầu tư công – quản lý công" sang "đầu tư công – quản trị tư". Hay nói cách khác, công trình vẫn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng việc quản lý, khai thác, vận hành nên đấu thầu cho tư nhân đảm nhiệm theo nguyên tắc minh bạch, cạnh tranh và có thời hạn. Mô hình này sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước không phải chi thường xuyên cho vận hành, bảo trì. Thứ hai, tăng hiệu quả sử dụng tài sản công, tư nhân có động lực tối ưu hóa công suất công trình, tổ chức sự kiện, tạo ra giá trị gia tăng, thu hút người dùng và khách du lịch. Ngoài ra, khi gắn trách nhiệm tài chính với trách nhiệm quản lý, tư nhân sẽ chủ động bảo trì, duy tu và giữ gìn công trình như một phần vốn sống còn.

Ở góc độ đơn vị sự nghiệp công lập, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho rằng, đối với các tài sản công đang thuộc quản lý của các đơn vị sự nghiệp, có lợi thế về không gian văn hóa, hiện chưa phát huy tốt hiệu quả trong sử dụng, có thể thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, do đơn vị sự nghiệp vận hành. Trung tâm công nghiệp văn hóa vận hành dựa trên sự hợp tác giữa một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Nhà nước với các tổ chức, cá nhân để kết hợp nguồn lực của Nhà nước là tài sản công, đầu tư về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hoạt động cho các nhóm sáng tạo và chuyên môn, tri thức, kinh nghiệm của các nghệ sĩ, người hoạt động sáng tạo, truyền thông, tài chính.

Trong bối cảnh Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa được bổ sung thêm nhiệm vụ chống lãng phí, đã đến lúc cần một tư duy mới trong quản trị, vận hành và khai thác thiết chế văn hóa, thể thao. Đây được coi là một đột phá thể chế để chống lãng phí và cũng là nhiệm vụ được nhắc tới trong Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành. Đó là đổi mới tư duy, có những giải pháp tổng thể, toàn diện, đột phá để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, tạo khí thế và xung lực mới cho phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trích dẫn 1
Cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động phong phú, chú trọng loại hình hoạt động thể dục, thể thao có liên kết với các tổ chức ngoài công lập, trường học, câu lạc bộ thể thao cơ sở để phục vụ đa dạng các tổ chức, cá nhân đến tập luyện, thi đấu tại các công trình thể dục, thể thao. Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy

Luật Thủ đô: tạo cơ chế phát triển thể thao nâng tầm quốc tế

Luật Thủ đô: tạo cơ chế phát triển thể thao nâng tầm quốc tế

Địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thể dục, thể thao bên hồ Tây

Địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thể dục, thể thao bên hồ Tây

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lửa thử vàng

Lửa thử vàng

29 Apr, 06:22 AM

Kinhtedothi - Hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2025 (SEA Games 33), thể thao Việt Nam lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó mục tiêu chính là đứng top 3 SEA Games 33, có thể vươn lên vị trí thứ 2, xa hơn là mục tiêu tại Asiad và Olympic.

Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025

Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025

22 Apr, 01:59 PM

Kinhtedothi - Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải.

Tưng bừng lễ khai mạc hội thao tại Cà Mau

Tưng bừng lễ khai mạc hội thao tại Cà Mau

19 Apr, 11:46 AM

Kinhtedothi - Hội thao tỉnh Cà Mau là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm mốc son lịch sử trọng đại của dân tộc, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ