Nghệ thuật tôn chỉ sự thật
- Vẫn được khán giả yêu quý với những vai diễn hiền lành như ông giáo Thứ trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy", ông giáo Khang trong "Bao giờ cho đến tháng Mười", sao ông lại chọn một bộ phim về đề tài được xem là khó thành công ở giai đoạn hiện nay?
Kịch bản "Mùi cỏ cháy" của Hoàng Nhuận Cầm có số phận khá lận đận. Viết về thế hệ cầm súng những năm 1970 với nhân vật trung tâm là liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Là một trong những người thuộc thế hệ sinh viên Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ" của một thời lửa đạn như những nhân vật trong phim, nên nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm đã dành nhiều công sức và tâm huyết cho kịch bản cũng như dự án phim "Mùi cỏ cháy". Nhưng vì Hãng phim của gia đình Hoàng Nhuận Cầm chưa đủ điều kiện để làm, thiếu năng lực sản xuất (vốn, cơ sở vật chất, nhân lực…) theo quy định của Luật Điện ảnh nên dự án đành dang dở... Trải qua nhiều lần thay đổi đạo diễn, phim được Hãng phim Truyện Việt
- Kịch bản hay chưa chắc đã làm được một "Mùi cỏ cháy" hay?
Làm phim chiến tranh luôn cần nhiều cảnh quay hoành tráng. Đã hoành tráng là tốn tiền. Nhưng đoàn phim "Mùi cỏ cháy" khi ra trường quay chỉ với kinh phí hơn 5 tỉ đồng, nên bắt buộc phải "cắt" kịch bản, thu nhỏ quy mô phim. Nhiều cảnh ấn tượng trong kịch bản buộc phải thay đổi như: Cảnh tàu hỏa chuyển thư đã phải thay thế bằng cảnh ô tô nổ tung khi chuyển thư... Bởi nếu thực hiện cảnh quay trên, ê-kíp thực hiện phải có trên một tỷ đồng để giải tỏa toàn bộ ki-ốt trong phạm vi bối cảnh.
- Cũng cùng đề tài chiến tranh, bộ phim "Đừng đốt" được xuất chi 12 tỷ đồng để sản xuất. Nhưng "Mùi cỏ cháy" chỉ có 5 tỷ đồng để thực hiện cảnh quay. Vậy ông làm thế nào để có những cảnh quay chân thực?
Ngày tôi học ở VGICK (Trường Điện ảnh toàn Liên bang của Liên Xô trước đây), phòng họp lớn nhất của nhà trường căng một châm ngôn: Sự thật, sự thật và sự thật. Đó là tiêu chí của cái nôi đào tạo những người làm điện ảnh Xô viết lúc đó. Như vậy, trong nghệ thuật tôn chỉ là sự thật. Nhưng nói về sự thật trong chiến tranh cách mạng thì cho đến nay chưa có tác phẩm điện ảnh Việt
Đến với LHP lần này, "Mùi cỏ cháy" tiếp tục dành được nhiều tình cảm của khán giả cũng như cái nhìn đồng cảm, thán phục của giới trong nghề. Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười cho biết, thực hiện bộ phim bằng sự chắt chiu, dè xen kinh phí và cân đối hợp lý để có được những thước phim khá sinh động và chân thực về một cuộc chiến khốc liệt đã qua. |
Nhưng đoàn làm phim đã thực hiện được những trường đoạn ấn tượng, đó là đoạn vượt sông. Làm sao để thể hiện sự khốc liệt nhất. Bản thân làm phim trên sông nước đã là khó, quay dưới nước, phải làm thế nào để nổ được trên sông, nổ ở đâu, những hình người như vậy làm thế nào… tất cả đều rất khó. Tuy nhiên, chúng tôi đã kiên trì và cảnh này đã được đánh giá cao.
Hấp dẫn nhưng sợ… làm
- Ông có bị bất ngờ về câu chyện của 40 năm trước nhưng "Mùi cỏ cháy" vẫn dành được tình cảm của khán giả, thậm chí là cả khán giả trẻ?
Đúng là tôi khá ngờ là một bộ phim chiến tranh, quay lại câu chuyện của gần 40 năm trước, về 81 ngày đêm hy sinh bảo vệ Thành cổ Quảng Trị vẫn cuốn hút người xem đến thế. Không phải chỉ thế hệ người xem lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến đó, mà trong những buổi chiếu, tôi đã để ý, thế hệ những em nhỏ, chưa đến 20 tuổi cảm nhận thế nào thì hóa ra đề tài về người lính, về chiến tranh giải phóng đất nước vẫn được các em yêu quý. Bộ phim đã giúp các em hiểu được giá trị lịch sử mà thế hệ cha anh đã làm nên.
- Dường như chiến tranh là đề tài không còn hấp dẫn đối với các đạo diễn, theo ông, vì sao?
Tôi lại nghĩ chiến tranh luôn là đề tài hấp dẫn không những cho khán giả, mà còn cả của người làm phim. Nhưng ở Việt
Một điều nữa, như tôi đã nói, dù là phim thì cũng phải như thật, tôn trọng sự thật. Những bộ phim chiến tranh nước ngoài dựng theo sự thật của chiến tranh nên được mọi người chào đón. Nó không đi vào tâm lý một chiều như phần nhiều phim của chúng ta: Anh tốt thì tốt mãi, kẻ xấu là xấu mãi. Chúng ta chưa nói được những góc khuất trong mỗi con người với những mâu thuẫn riêng, chưa nói được trong con người tốt vẫn tồn tại những cái xấu… Vì thế khán giả chán!
- Điện ảnh Xô viết đã tác động đến ông thế nào?
Thế hệ của tôi lớn lên chủ yếu xem phim Nga nên chắc chắn ấn tượng của nó lớn hơn thế hệ bây giờ. Tôi lại may mắn sang học đúng cái nôi của điện ảnh Xô viết, cho nên ảnh hưởng rất lớn, từ tư duy về cốt truyện, tư duy về nhân vật… Điện ảnh Xô viết trước đây, ngoài những bộ phim chiến tranh hoành tráng như "Giải phóng" còn có những phim về số phận con người trong chiến tranh rất hay như "Bài ca người lính", "Khi đàn sếu bay qua". Đó là những phim tôi yêu thích và tôi tin, không chỉ tôi mà nhiều đạo diễn khác thế hệ chúng tôi cũng đều chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, để đạt được trình độ của họ thì còn rất xa vời.
- Ông có tự tin "đứa con tinh thần" của mình sẽ chiếm được tình cảm của giám khảo cũng như tình cảm tình của khán giả?
Đã dự thi ai cũng muốn giải, thậm chí là hy vọng giải cao. Nếu giải cao nhất thì cũng là sự tri ân, sự tôn vinh những liệt sỹ, những người nằm lại dưới dòng sông Thạch Hãn chứ không phải là tôn vinh bộ phim này.
- Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!
Tối qua, Lễ khai mạc LHP lần thứ 17 chính thức diễn ra. Dẫn vào khán phòng của Lễ khai mạc là "con đường ánh sáng", với một bên là 400 ngọn hồng kỳ, một bên là những di sản văn hóa dân gian độc đáo của Phú Yên được 150 nghệ nhân trình diễn. Hai thế hệ nghệ sĩ: NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, diễn viên Giáng My và Huy Khánh đã đảm trách công việc dẫn dắt câu chuyện của điện ảnh trong ngày khai màn. Những bản nhạc phim đi cùng năm tháng như: Bài ca không quên, Bài ca trên núi,… đã vang lên để tôn vinh lớp nghệ sĩ đi trước trong không khí ấm cúng và đậm đà hương vị điện ảnh. |