Đào rừng không kịp nở hoa để phục vụ người dân chơi Tết

Lệ Giang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đến hẹn lại lên, cùng với nhiều loại hoa, cây cảnh, đào rừng lại có dịp “xuống phố” để phục vụ nhu cầu người chơi hoa Tết.

Nhiều năm bán đào rừng, ông Nguyễn Văn Khiết (Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết, hiện tại, ông đang trồng khoảng 2.000 cây đào. Những cây này được trồng trên nhiều quả đồi thuộc các tỉnh Tây Bắc. Trong số đó, có nhiều cây đào cổ được ông Khiết mua lại từ các gia đình sinh sống tại đó.
Nhiều năm bán đào rừng, ông Nguyễn Văn Khiết (Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết, hiện tại, ông đang trồng khoảng 2.000 cây đào. Những cây này được trồng trên nhiều quả đồi thuộc các tỉnh Tây Bắc. Trong số đó, có nhiều cây đào cổ được ông Khiết mua lại từ các gia đình sinh sống tại đó.
Thời tiết không ủng hộ, mặc dù đã cận Tết nhưng nhiều cây đào vẫn rơi vào tình trạng không hoa, không lá. Ông Khiết chia sẻ, đây là lý do nhiều khách hàng chỉ đến xem mà không mua đào.
Thời tiết không ủng hộ, mặc dù đã cận Tết nhưng nhiều cây đào vẫn rơi vào tình trạng không hoa, không lá. Ông Khiết chia sẻ, đây là lý do nhiều khách hàng chỉ đến xem mà không mua đào.
“Đào năm nay không được như ý người trồng. Cả vườn đào có khi chỉ lấy được vài cây thôi vì có cây chưa ra hoa, chưa ra nụ nên chúng tôi cũng không đánh gốc hay cắt cành đi bán được”.
“Đào năm nay không được như ý người trồng. Cả vườn đào có khi chỉ lấy được vài cây thôi vì có cây chưa ra hoa, chưa ra nụ nên chúng tôi cũng không đánh gốc hay cắt cành đi bán được”.
Những chủ vườn đào rừng như ông Khiết chủ yếu trông chờ vào dịp cuối năm, khi nhà nhà, người người rủ nhau đi sắm Tết. Tuy nhiên, không phải năm nào nụ cười cũng nở trên môi người bán đào.
Những chủ vườn đào rừng như ông Khiết chủ yếu trông chờ vào dịp cuối năm, khi nhà nhà, người người rủ nhau đi sắm Tết. Tuy nhiên, không phải năm nào nụ cười cũng nở trên môi người bán đào.
“Còn mấy ngày nữa thôi là Tết rồi nhưng chúng tôi bán được rất chậm. Năm nay tôi cũng chuyển về Hà Nội gần chục xe đào rừng nhưng bán chưa được bao nhiêu, khách mua lác đác. Số cây còn lại này cũng rơi vào khoảng mấy trăm triệu đồng tiền cây nhưng chưa thấy khách hỏi mua”.
“Còn mấy ngày nữa thôi là Tết rồi nhưng chúng tôi bán được rất chậm. Năm nay tôi cũng chuyển về Hà Nội gần chục xe đào rừng nhưng bán chưa được bao nhiêu, khách mua lác đác. Số cây còn lại này cũng rơi vào khoảng mấy trăm triệu đồng tiền cây nhưng chưa thấy khách hỏi mua”.
Theo những người bán đào, nếu số cây năm nay không bán hết, chủ vườn sẽ cố gắng tìm cách trồng những gốc đào này tại nơi bán để năm sau bán tiếp chứ không chở lại về rừng bởi chi phí vận chuyển rất tốn kém.
Theo những người bán đào, nếu số cây năm nay không bán hết, chủ vườn sẽ cố gắng tìm cách trồng những gốc đào này tại nơi bán để năm sau bán tiếp chứ không chở lại về rừng bởi chi phí vận chuyển rất tốn kém.
Đào rừng không kịp nở hoa để phục vụ người dân chơi Tết - Ảnh 1
Theo ông Khiết, việc trồng đào rừng không mất quá nhiều chi phí. Bù lại, công sức đi lại chăm sóc ngốn nhiều thời gian của ông hơn. “Tôi ở Hà Nội, cây thì trồng trên Tây Bắc, mỗi lần đi lại chăm sóc mất cả nửa tháng, có khi cả tháng trời mới về nhà”, ông Khiết chia sẻ.
Theo ông Khiết, việc trồng đào rừng không mất quá nhiều chi phí. Bù lại, công sức đi lại chăm sóc ngốn nhiều thời gian của ông hơn. “Tôi ở Hà Nội, cây thì trồng trên Tây Bắc, mỗi lần đi lại chăm sóc mất cả nửa tháng, có khi cả tháng trời mới về nhà”, ông Khiết chia sẻ.
Đào rừng không kịp nở hoa để phục vụ người dân chơi Tết - Ảnh 2
Những cây đào rừng có giá từ 5 – 10 triệu đồng. Những cây to, đẹp hơn sẽ có giá cao hơn. Ngoài ra, người bán cũng bán kèm cả các cành đào nhỏ để phục vụ những người thích chơi đào cành. Những cành đào này có giá rẻ hơn, dao động từ 1 - 2 triệu đồng.
Những cây đào rừng có giá từ 5 – 10 triệu đồng. Những cây to, đẹp hơn sẽ có giá cao hơn. Ngoài ra, người bán cũng bán kèm cả các cành đào nhỏ để phục vụ những người thích chơi đào cành. Những cành đào này có giá rẻ hơn, dao động từ 1 - 2 triệu đồng.
Quá trình phát triển, đào rừng cũng gặp một số bệnh như sâu, rệp. Lúc này, những người chủ vườn như ông Khiết cũng phải mua thuốc rệp và tiến hành phun cho cây.
Quá trình phát triển, đào rừng cũng gặp một số bệnh như sâu, rệp. Lúc này, những người chủ vườn như ông Khiết cũng phải mua thuốc rệp và tiến hành phun cho cây.
Tuy nhiên, theo ông Khiết, sâu, rệp cũng chưa phải vấn đề khiến các chủ vườn lo lắng nhất. “Chúng tôi sợ nhất là trời mưa của tháng 5, tháng 6 hằng năm. Trên núi có thời điểm mưa diễn ra nhiều ngày. Sau khi mưa thì trời nắng rất to, tạo nên những rạch đất lớn. Như năm nay, những rạch đất này khiến gần 20 cây của tôi bị chết. Tổn thất khoảng mấy chục triệu đồng”, ông ngậm ngùi.
Tuy nhiên, theo ông Khiết, sâu, rệp cũng chưa phải vấn đề khiến các chủ vườn lo lắng nhất. “Chúng tôi sợ nhất là trời mưa của tháng 5, tháng 6 hằng năm. Trên núi có thời điểm mưa diễn ra nhiều ngày. Sau khi mưa thì trời nắng rất to, tạo nên những rạch đất lớn. Như năm nay, những rạch đất này khiến gần 20 cây của tôi bị chết. Tổn thất khoảng mấy chục triệu đồng”, ông ngậm ngùi.
Đào rừng không kịp nở hoa để phục vụ người dân chơi Tết - Ảnh 3
Cành đào được bó buộc gọn bằng những chiếc dây. Để giữ được độ tươi của đào, chủ vườn đã nhúng các cành lẻ vào thùng nước, thậm chí còn ngâm chúng dưới ao.
Cành đào được bó buộc gọn bằng những chiếc dây. Để giữ được độ tươi của đào, chủ vườn đã nhúng các cành lẻ vào thùng nước, thậm chí còn ngâm chúng dưới ao.
Những cành đào rừng “chờ khách”
Những cành đào rừng “chờ khách”
Lác đác những vị khách tới xem
Lác đác những vị khách tới xem
Những bông hoa đào rừng tươi tắn hiếm hoi
Những bông hoa đào rừng tươi tắn hiếm hoi