Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đào tạo phải gắn với nhu cầu xã hội

Kinhtedothi - Sinh viên khoa cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giờ thực hành. Ảnh: Phạm Hùng
Báo Kinh tế&Đô thị đã có bài phản ánh những ý kiến phản đối mô hình nhà trường trực thuộc doanh nghiệp (DN). 
Sinh viên khoa cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giờ thực hành. 	Ảnh: Phạm Hùng
Kinhtedothi - Sinh viên khoa cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giờ thực hành. Ảnh: Phạm Hùng
Tuy nhiên, khi bàn luận với nhiều chuyên gia giáo dục, thì không ít người lại cho rằng trường học có DN sẽ rất tốt về mọi mặt. Song nếu trường không có DN cũng không sao, điều quan trọng là sự phối hợp đào tạo.

Cơ hội cho sinh viên thực tập

Trong trường học có DN là mô hình được nhiều trường đại học (ĐH) thực hiện và đã mang đến thành công. Ở khu vực phía Bắc, những trường ĐH đi đầu trong việc này là Bách khoa Hà Nội, Thủy lợi, Công nghiệp Hà Nội… Theo GS.TS Trịnh Minh Thụ - Phó Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi, hiện nay ngoài 1 công ty, trường còn có 5 viện nghiên cứu và nhiều trung tâm, văn phòng làm nhiệm vụ giám sát công trình. Khi trường học có DN thì đó là nơi sinh viên có thể thực tập nghề nghiệp, thực hành, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, nhiều viện nghiên cứu lại trực thuộc một khoa lớn nào đó của trường, nên cán bộ giáo viên vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu vừa giảng dạy. Đây là tác động hai chiều rất tốt cho hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Cũng có ý kiến cho rằng DN cũng là nơi để kinh doanh tốt, nhất là những trường đào tạo các ngành học thiên về khoa học, kỹ thuật. Tại đây, các giảng viên có sản phẩm nghiên cứu cần DN để chuyển giao công nghệ, trước khi sản phẩm được chuyển ra ngoài thị trường. Hơn thế, khi trường học có DN, rất hiệu quả để kết nối sinh viên với các đơn vị bên ngoài trong việc đưa đi tu nghiệp, tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Chia sẻ về hiệu quả hoạt động của DN trong nhà trường, ông Kiều Xuân Thực - Trưởng phòng đào tạo, ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, cách đây hơn 10 năm, nhà trường thành lập công ty về đào tạo và cung ứng nhân lực. Hiện, hoạt động chính của công ty là đưa người đi lao động nước ngoài, đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu cá nhân và các DN bên ngoài, giới thiệu việc làm trong nước. Công ty là đầu mối khép kín quy trình đào tạo trong nhà trường. Hiện nay có 5.000 sinh viên của trường đã và chưa tốt nghiệp đang làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Mức thu nhập của các em tùy thuộc vào thị trường lao động, dao động từ 600 - 1.500 USD/tháng. Với cách làm này, sinh viên vừa có cơ hội được áp dụng các kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế công việc, được tích lũy kinh nghiệm làm việc và có cơ hội kiếm tiền trang trải cho việc học hành.

Trường học không nhất thiết phải có công ty

Hiệu quả của mô hình trường học có DN là quá rõ, nhưng không phải đơn vị đào tạo nào cũng có điều kiện thành lập DN. Cho nên, để hoạt động đào tạo gắn với thực tiễn, vấn đề đặt ra cho các trường không có DN chính là có mối quan hệ hợp tác tốt với các DN. Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của nhà trường, ông Kiều Xuân Thực thông tin, đến nay, ĐH Công nghiệp Hà Nội có mối quan hệ với hơn 400 DN để thực hiện 4 việc cơ bản: Đào tạo cơ bản, nâng cao cho các kỹ thuật viên của DN; Đưa giảng viên đi thực tế, đưa sinh viên đến DN thực tập; Lấy ý kiến phản hồi của DN về chương trình đào tạo của trường để có điều chỉnh cho phù hợp; Chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh các ngành nghề theo yêu cầu của thị trường lao động.

Từ kinh nghiệm đào tạo, các chuyên gia giáo dục khẳng định trường ĐH không nhất thiết phải có công ty. Điều quan trọng là trường phải chú trọng đào tạo gắn với nhu cầu đơn vị sử dụng, tức là phải quan tâm đến DN cần gì. Và trường không có công ty, nhưng có bộ phận chuyên thiết lập mối quan hệ với các DN bên ngoài để nắm bắt nhu cầu, hợp tác đưa giảng viên và sinh viên đi thực tế, nghe phản hồi của DN về chương trình đào tạo. 

Nhìn về hướng hợp tác giữa nhà trường và DN, PGS.TS Lê Hữu Lập – nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông đưa ra ý tưởng riêng. Đó là các DN nên vào cuộc đầu tư cho những sinh viên học năm thứ 3, thứ 4 có học lực giỏi bằng cách tặng học bổng và hứa hẹn tạo việc làm khi ra trường với mức lương cao nếu như các em đáp ứng điều kiện đưa ra (chẳng hạn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ chuyên sâu về ngành học…). Và để sinh viên có kinh nghiệm làm việc, DN nên tạo điều kiện cho các em đến thực tập thông qua các công việc phù hợp. Cũng có thể, DN nêu ra trở ngại trong quá trình sản xuất để sinh viên nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết. “Với cách làm như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao cho DN. Khi nhiều DN cùng làm theo cách trên, tạo thành cả xã hội phát triển” – ông Lập khẳng định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ