Những hiện vật, tài liệu (báo chí, truyền đơn…) về thời kỳ cách mạng sục sôi mang đến cả niềm tự hào và nỗi khắc khoải cho cả những người từng bước qua cuộc chiến và lớp hậu sinh.
|
Họa bản báo Việt Nam Độc Lập - cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao-Bắc-Lạng, năm 1945. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Báo Cờ Giải Phóng (Cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương) - Số 2, ngày 26/8/1943. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Báo Tranh đấu (Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam) - Số 1, ngày 15/8/1930. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Báo Dân chúng (Cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương) - Số 24, ngày 12/10/1938. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Truyền đơn của Việt Minh tố cáo tội ác của phát-xít Nhật ở Đông Dương, kêu gọi đồng bào đứng lên đánh đuổi Nhật-Pháp, giành độc lập. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân chống Nhật cứu nước. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Truyền đơn của tổ chức Việt Nam Công giáo kháng Nhật cứu quốc hội (trong Mặt trận Việt Minh) kêu gọi đồng bào công giáo tham gia đánh Nhật cứu nước. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Một số truyền đơn của Mặt trận Việt Minh. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc, ngày 13/8/1945. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |
|
''Tiến quân ca'' (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) |