Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dầu Brent tăng lên mức 84,39 USD/thùng

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu vẫn không ngừng gia tăng, cùng với việc Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo tình trạng thiếu than và khí đốt tự nhiên đẩy giá xăng dầu hôm nay bật tăng mạnh.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng 15/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 81,68 USD/thùng, tăng 0,37 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 14/10, giá dầu WTI giao tháng 11/2021 đã tăng 0,85 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 84,39 USD/thùng, tăng 0,39 USD/thùng trong và đã tăng 0,81 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/10.
Ảnh minh họa.
Giới phân tích nhận định, nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu vẫn không ngừng gia tăng, vượt xa các dự báo và đã vượt mức tiêu thụ trước đại dịch.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong một thông báo được đưa ra ngày 14/10 đánh giá, tình trạng thiếu than và khí đốt tự nhiên có thể khiến thế giới chuyển sang sử dụng dầu mỏ, qua đó thúc đẩy nhu cầu về dầu thô và điều này có thể khiến thị trường thiếu hụt ít nhất là đến cuối năm 2021.
IEA đồng thời cũng nâng mức dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cho năm 2021 lên 96,3 triệu thùng/ngày, cao hơn 5,5 triệu thùng so với dự báo được đưa ra trước đó, và nâng mức dự báo nhu cầu dầu năm 2022 thêm 3,3 triệu thùng.
Giá than và giá khí đốt ở mức cao kỷ lục cũng như tình trạng thiếu điện sinh hoạt đang thúc đẩy các nhà sản xuất chuyển dịch mạnh sang dùng dầu để thắp sáng và sinh hoạt.
Trong khi nhu cầu dầu đang tăng cao IEA cho rằng nguồn cung dầu có thể sẽ thắt chặt hơn, khi bắc bán cầu bắt đầu bước vào mùa Đông được dự báo sẽ vô cùng khắc nghiệt.
Bên cạnh đó đồng USD suy yếu cũng là tác nhân thúc đẩy giá xăng dầu hôm nay đi lên.
Các dự báo được đưa ra thời gian gần đây cũng cho thấy, giá dầu thô có thể sớm chinh phục mốc 90 USD, thậm chí 100 USD/thùng vào mùa Đông tới.
Trong khi đó nguồn cung dầu cũng đang được cải thiện khi OPEC+ tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng. Điều này được kỳ vọng sẽ sớm giúp thị trường dầu thô tái lập thế cân bằng cung – cầu, qua đó đã góp phần hạn chế đà tăng của giá dầu ngày 15/10.
“Những lo ngại về tình trạng lạm phát tăng cao sẽ làm chậm, thậm chí kéo tụt đà phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô, cũng tạo áp lực không nhỏ lên giá dầu hôm nay. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu có thể làm tăng nhu cầu dầu thô nhưng ở chiều hướng ngược lại, nó cũng được cảnh báo là mối đe doạ đối với nhiều nền kinh tế” - giới phân tích nhìn nhận.