Kinhtedothi - Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng, tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc giảm… là nguyên nhân khiến giá xăng dầu hôm nay lao dốc mạnh, trong đó dầu Brent đã trượt về mức 106,13 USD/thùng.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 23/4 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 101,75 USD/thùng, giảm 2,04 USD/thùng trong phiên. Nếu so với cùng thời điểm ngày 22/4, giá vàng WTI giao tháng 6/2021 đã giảm 1,66 USD/thùng.
Còn giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 106,13 USD/thùng, giảm 2,20 USD/thùng trong phiên và đã giảm 1,79 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 22/4.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia nhìn nhận, lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, đặc biệt tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới giảm mạnh, giá dầu ngày 23/4 lao dốc.
Bloomberg trích một báo cáo vừa công bố, nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 4/2022 đã giảm tới 1,2 triệu thùng/ngày. Trong khi đó nhu cầu đối với dầu diesel, nhiên liệu máy bay và xăng đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ 2021.
Dẫn một nguồn tin từ giới chức Trung Quốc, Bloomberg cho biết, nhu cầu xăng dầu ở miền Đông Trung Quốc đã giảm tới 40% trong tháng 4/2022.
Sự sụt giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc là do dịch Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của nước này trong những tháng đầu năm 2022.
Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh, đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.
Kinhtedothi - Giới đầu tư lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu không được như kỳ vọng, đặc biệt tại Trung Quốc đã kéo giá xăng dầu hôm nay quay đầu giảm.
Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước trong danh sách tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay với mức tăng ấn tượng 11,51%. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cũ, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 12,4%, đứng thứ hai cả nước trong số 63 tỉnh, thành (cũ).
Kinhtedothi - Xuất khẩu 6 tháng năm 2025 tăng trưởng khả quan cho thấy cho sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các cơ quan quản lý trong việc tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như thay đổi chiến lược xuất khẩu.
Kinhtedothi-Sau sáp nhập, tỉnh Quảng Ngãi có 640 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao còn hiệu lực, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Địa phương đang chuyển trọng tâm từ số lượng sang chất lượng, hướng đến phát triển chuỗi giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kinhtedothi- Từ1/7/2025, Nghị định số 174/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định chi tiết việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong bối cảnh tiêu dùng cần thêm lực đẩy.