“Cầu kính tình yêu” ở “Thành phố mộng mơ”
“Thành phố mộng mơ” là biệt danh gắn liền với TP Đà Lạt – thủ phủ tỉnh Lâm Đồng và cũng là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách nhất ở khu vực Tây Nguyên mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Ngoài những địa danh nổi tiếng như hồ Than Thở, thác Cam Ly, Langbiang… Đà Lạt còn vừa bổ sung thêm vào danh mục tham quan đặc sắc của mình một công trình mới, đó là cầu kính Ngàn Thông - cây cầu kính "độc nhất" của vùng Tây Nguyên.
Cây cầu nối liền Đồi Mộng Mơ và Thung lũng Tình yêu - hai địa điểm du lịch nổi tiếng của TP Đà Lạt nên được nhiều du khách gọi với cái tên vô cùng lãng mạn là cầu kính tình yêu.
Cầu kính Ngàn Thông có độ cao 90m so với mặt đất và cao 1.500m so với mặt nước biển với tổng chiều dài 325m và khổ cầu rộng 3m. Bề mặt cầu được cấu tạo bởi 5 lớp kính cường lực với độ an toàn cao và ứng dụng công nghệ 7D để tạo hiệu ứng đặc biệt giúp tăng trải nghiệm cho khách tham quan.
Cùng lúc cầu kính có thể đón hơn 200 người, du khách tham quan cầu kính một chiều từ hướng đồi Mộng Mơ qua Thung lũng Tình yêu. Đặc biệt, du khách không bị giới hạn thời gian tham quan trên cầu kính.
Cầu kính Ngàn Thông được khởi công xây dựng từ tháng 10.2019. Cây cầu nối liền Đồi Mộng Mơ và Thung lũng Tình yêu. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh Đà Lạt và hướng nhìn về núi Langbiang - được coi là biểu tượng của TP du lịch này.
Cầu treo Kon Klor nối đôi bờ dòng Đắk Bla
Cùng với cầu kính Ngàn Thông ở Đà Lạt thì cầu treo Kon Klor ở tỉnh Kon Tum cũng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi khi đến với tỉnh “cực bắc” của Tây Nguyên này.
Câu treo Kon Klor nằm trên địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Cây cầu treo này bắc ngang dòng sông Đắk Bla xây dựng vào năm 1993 và mất hơn 1 năm để hoàn thành. Với chiều dài 292m và rộng 4,5, cầu treo Kon Klor là cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên.
Gây ấn tượng với du khách với màu cam đỏ nổi bật giữa cái nắng vàng oi ả của thời tiết miền Tây, cầu treo Kon Klor in bóng uy nghi dưới dòng nước sông Đắk Bla phẳng lặng. Bao quanh chiếc cầu là những ngọn núi cao hùng vĩ được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì của người dân Kon Tum.
Được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, cầu treo Kon Klor có màu vàng cam thật nổi bật trong cái nắng vàng oi ả ở KonTum. Đặc biệt vào mùa khô, khi dòng sông Đăk Bla mùa nắng trơ ra những hòn đá cuội bên lòng sông êm ả, hài hòa, bóng chiếc cầu Kon Klor hiện ra uy nghi in dưới dòng nước phẳng lặng.
Đến thăm cầu treo Kon Klor, du khách hẳn phải trầm trồ trước vẻ đẹp của cây cầu này. Với chất liệu bằng sắt thép kiên cố cùng thiết kế dạng treo đặc trưng của người Tây Nguyên, cây cầu Kon Klor hiện lên vừa vững chãi, lại vừa mềm mại trên dòng sông Đắk Bla.
Nhờ đó, cầu treo Kon Klor là cây cầu đã từng xuất hiện trong nhiều bức ảnh check in của du khách, đặc biệt là các bạn trẻ mê sống ảo. Ngày nay, Kon Klor được đánh giá là cầu treo to nhất và đẹp bậc nhất khu vực Tây Nguyên.
Cầu Sêrêpốk – phiển bản cầu Long Biên 2.0 trên cao nguyên
Cầu Sêrêpốk hay còn gọi là cầu 14 thuộc xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là nơi giao thoa, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông. Cây cầu được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1941 và hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 1957.
Nhìn bề ngoài, cầu Sêrêpốk có thiết kế y hệt như cây cầu Long Biên ở Hà Nội nhưng chỉ khác là cây cầu này có quy mô nhỏ hơn và chất liệu sản xuất là bê tông cốt thép. Trải qua 81 năm xây dựng và tồn tại, cầu Sêrêpốk đã khép lại sứ mệnh phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị - quốc phòng qua các thời kỳ.
Cầu Sêrêpốk được UBND tỉnh Đắk Nông chọn làm điểm di sản của công viên địa chất Đắk Nông thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”.
Cầu Sêrêpốk vẫn là cây cầu đẹp ở Tây Nguyên với sự giao hòa của nét kiến trúc cổ điển và hiện đại, tạo nên nét hấp dẫn đặc biệt.
Thực tế cho thấy, cây cầu này đã khơi gợi cảm hứng nghệ thuật không chỉ với người dân mà còn với khách du lịch bốn phương, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giới họa sỹ, nhiếp ảnh gia.
Năm 2016, một cây cầu mới song song với cây cầu Sêrêpốk được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cầu Sêrêpốk cũng khép lại sứ mệnh lịch sử của mình. Đến nay, trải qua hơn 100 năm tồn tại, cầu Sêrêpốk vẫn còn khá nguyên vẹn.
Nhờ đó, cây cầu này được ví von là phiên bản 2.0 của cây cầu Long Biên nổi tiếng ở Hà Nội. Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân địa phương vẫn trân trọng và gìn giữ cây cầu cho mai sau.
Giá vé tham quan của Cầu kính Ngàn Thông là 400.000 đồng. Du khách cũng có thể lựa chọn mua vé theo các combo: 600.000 đồng (gồm vé vào cổng tham quan toàn bộ khu du lịch và cầu kính) hoặc 700.000 đồng (gồm vé vào cổng, tham quan cầu kính và một suất buffet tại nhà hàng của khu du lịch.