Vừa qua, hội thảo quốc tế về Đậu nành - thực phẩm vàng của thế kỷ 21, do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy tổ chức lần đầu tiên với sự tham gia của 11 chuyên gia, nhà khoa học từ các nước Mỹ, Canada, Nhật, Hàn quốc, Singapore, Việt Nam cùng đại diện của Bộ Y tế, Bộ NN & PT NT. Tại buổi hội thảo các chuyên gia cho biết tại Việt Nam đậu nành đã có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng vì sự thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng lành tính.
Tuy nhiên, người ta sử dụng đậu nành vì ưa thích hơn là về nhu cầu nâng cao chất lượng sức khỏe. Trung tâm nghiên cứu đậu nành Vinasoy nhận thấy Đậu nành - thực phẩm vàng của thế kỷ 21 là đề tài hữu ích, cấp thiết, để cập nhật thông tin mới nhất, hoàn chỉnh về loại thực phẩm này tới người tiêu dùng, góp phần hình thành thói quen tiêu dùng mới, lành mạnh và khỏe khoắn hơn.
Đậu nành càng được đầu tư nghiên cứu và được nâng cao giá trị sử dụng nhờ có nguồn gốc tự nhiên, càng thấy được giá trị dinh dưỡng cao và hiếm có. Đậu nành là thực phẩm duy nhất có chứa hàm lượng protéin tương đương với thịt (chiếm đến 38%). Vì thế, đậu nành được chọn thay thế thịt động vật trong một số trường hợp. Trong hạt đậu nành chứa chất dinh dưỡng nổi trội như Isoflavones, vitamin, chất chống oxy hóa… giúp duy trì sức khỏe lâu dài cho tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi.
Với đàn ông nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, đậu nành hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến nội tiết tố nam và khả năng sinh sản của đàn ông, cho dù hàm lượng Isoflavones có trong sản phẩm được tiêu dùng cao hay thấp. Không những không có ảnh hưởng đến nội tiết tố, đàn ông sử dụng sản phẩm từ đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiên liệt - một căn bệnh phổ biến ở nam giới. Đậu nành rất tốt cho nữ giới, giúp ngăn ngừa hiệu quả ung thư vú ở phụ nữ, hoạt chất Isoflavones trong đậu nành giúp tăng cường chất lượng của da, giảm được nếp nhăn, giảm độ sâu của nếp nhăn mắt, làm da săn chắc hơn nhờ kết nối collagens, đồng thời cải thiện màu sắc và giữ ẩm cho da…
Đậu nành - Giải pháp cho các căn bệnh thế kỷ
Dinh dưỡng trong hạt đậu nành giúp giảm được các bệnh tim mạch như các bệnh cholesterol xấu trong máu, huyết áp cao, rối loạn tế bào nội mô, xơ cứng và viêm nhiễm động mạch, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu dẫn đến đột quỵ. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ - FDA khuyến cáo, sử dụng 25 gram đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, đậu nành còn giúp giảm nguy cơ bị tim mạch ở người tiểu đường, giúp cơ thể hấp thu calci tốt hơn và ngăn ngừa loãng xương. Đạm thực vật dồi dào trong đậu nành sẽ đóng góp vai trò quan trọng việc ngăn chận căn bệnh thế kỷ đó là béo phì.
Đối với nông nghiệp, đậu nành thân thiện với môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, được xem là nhà máy sản xuất đạm tự nhiên nhờ các nốt sần trong rễ cây, giúp cải thiện đất thông qua khả năng hấp thụ ni-tơ tụ nhiên. Nông dân sẽ được nâng cao năng suất cây trồng các mùa vụ nếu luân canh đậu nành cùng các cây ngắn ngày khác. Với những giá trị phong phú của hạt đậu nành và sự thân thiện của môi trường, đậu nành đang dần trở thành xu hướng tiêu dùng của thế giới.
Quang cảnh hội thảo Đậu nành - thực phẩm vàng của thế kỷ 21.
|
Hạt đậu nành (đỗ tương)
|