- Con chơi bao giờ - cậu bé cãi lại.
- Thế con không chơi thì ai vào đây?
- Mấy đứa bạn ở xóm - cậu bé tiếp tục đáp lại.
Quá bực mình trước thái độ ấy, chị quát: “Thằng này dám cãi mẹ, chẳng nể mặt chút nào”. Cậu con trai vặn lại: “Vậy mấy hôm trước, sao mẹ không nể mặt con, cứ chửi con trước bạn bè con?”. Chị ngớ ra, đúng là hai ngày trước, trong lúc bạn của con trai đến chơi, chị tìm không thấy cái món đồ cần lấy, chị quát ầm ĩ và nghi ngay mấy đứa trẻ vứt lung tung. Chị mắng cậu bé ngay trước mặt các bạn cậu. Một lúc sau, chính con trai chị tìm kỹ từng chỗ và khi thấy liền đưa cho mẹ và nói: “Mẹ thấy chưa, tại mẹ để mà quên không nhớ chỗ đấy chứ”. Rõ là lỗi ở chị, thế nhưng, chị lại cố mắng át đi để thể hiện uy quyền với con.
Ảnh minh họa.
|
Thì ra lần này cu cậu cũng “cố tình” làm bẽ mặt mẹ khi có khách. Không thể chấp nhận thái độ ấy, buổi tối, chồng chị về nhà, chị phàn nàn: “Con bướng bỉnh, khó dạy quá, em chịu không nổi nữa rồi”. Chồng chị bảo: “Anh đã nghe con kể câu chuyện của em rồi, anh nghĩ bài học đầu tiên mà mỗi bậc cha mẹ cần nhớ để dạy con cái là: “Người lớn không phải lúc nào cũng đúng. Và với con trẻ bây giờ, cha mẹ sai, nhưng không thừa nhận việc mình sai cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ khó có quyền kiểm soát và khuyên bảo các hành vi của con cái”. Chị cự lại, “Nhưng bây giờ em nói gì nó cũng có nghe đâu, nó cứ cãi tay đôi lại ngay. Rồi cái gì cũng lý luận, diễn giải”. Chồng chị lại cười: “Vậy mỗi lần con cãi tay đôi với em, anh có nói là em không được để con làm thế, phải tìm cách để khuyên bảo con, cho con thấy lý lẽ, em lại bảo nó còn nhỏ biết gì. Giờ anh chỉ cho em cách nhé, hãy nhớ: Trước hết cha mẹ phải là tấm gương...”.
Nghĩ lại, quả chính chị là người đã tạo cho con cái cách sống ấy. Chị luôn dùng quyền người lớn để lấn át mọi chuyện, không bao giờ nghe con giải thích. Nhưng chị lại quên mất một điều rằng, con trai chị đã bắt đầu có suy nghĩ riêng, biết nhìn nhận mọi việc xung quanh. Và chính “tấm gương” xấu từ mẹ đã làm cậu có cách hành xử mà chị cho là bướng. Anh nói đúng, chị phải điều chỉnh lại cách dạy con của mình, không thể vô tình tạo ra cho con tính cách xấu từ chính những hành động trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, chị phải biết nói câu “xin lỗi con” khi mình chưa đúng.