Kinhtedothi - Áp lực lạm phát và dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, tiếp tục khiến dầu WTI và Brent giảm mạnh.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 24/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 109,36 USD/thùng, giảm 0,93 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 112,52 USD/thùng, giảm 0,90 USD/thùng trong phiên.
Ảnh minh họa.
Nhận định của các chuyên gia, lo ngại về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu ngày một lớn trước diễn biến không mấy lạc quan của lạm phát và dịch bệnh, đẩy giá dầu ngày 24/5 giảm mạnh.
Nguyên nhân kéo giá dầu hôm nay đi xuống còn do tình trạng bất ổn của các thị trường tài chính và đồng USD sụt giảm mạnh.
Việc nhiều nước EU chấp nhận cho các công ty mở tài khoản bằng đồng Rúp tại ngân hàng do Nga chỉ định, để thực hiện hợp đồng mua bán khí đốt cũng tạo áp lực không nhỏ lên giá dầu thô.
Ngược lại, giá dầu thô đang được hỗ trợ bởi kỳ vọng Thượng Hải (Trung Quốc) có thể trở lại trạng thái bình thường vào ngày 1/6 tới, qua đó giúp cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.
Kinhtedothi - Theo số liệu từ Cục Thống kê công bố, tính chung cả 4 tháng đầu năm 2025, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt khoảng 7,67 triệu lượt, tăng 23,8% so cùng kỳ năm 2024.
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 9/5 tại thị trường xuất khẩu tăng nhẹ 1 USD/tấn với gạo tiêu chuẩn 5%. Thị trường lượng ít, gạo các loại bình ổn, mặt hàng lúa tươi vững giá.
Kinhtedothi - 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13% và nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Sáng 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp giải trình, tiếp thu ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp.