80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đẩy mạnh đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và đơn vị liên quan triển khai thực hiện đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Rà soát kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm 2015 cho phù hợp với nhu cầu của người dân và thực tiễn sản xuất ở địa phương. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Đối tượng dạy nghề nông nghiệp là nông dân nòng cốt tại địa phương đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, tập trung vào các đối tượng ưu tiên như: Lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề theo quy định. Nông dân làm nghề yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nuôi trồng thủy sản thâm canh, chăn nuôi gia súc gia cầm. Nông dân tham gia các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình giảm nghèo (Chương trình 135, 30a) và các chương trình, đề án khác.

Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp linh hoạt, đa dạng; đào tạo ngay tại làng, xã, thôn, bản, ấp... hoặc các cơ sở sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính đảm bảo cho người lao động học xong nghề có kỹ năng tay nghề cao.

Các cơ sở tham gia dạy nghề nông nghiệp phải có đủ điều kiện về giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định, trong đó ưu tiên lựa chọn các cơ sở có kinh nghiệm dạy nghề nông nghiệp, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt tham gia đào tạo. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện, tổ chức dạy nghề kém hiệu quả tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động.

Thực hiện việc lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án chương trình khác nhau; lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội, kiến thức kinh doanh trong quá trình đào tạo nghề nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Củng cố và tăng cường năng lực cho đội ngũ khuyến nông cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm, trại để làm cơ sở thực nghiệm cho dạy nghề nông nghiệp...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều dưỡng người có công với cách mạng bằng cả tấm lòng

Điều dưỡng người có công với cách mạng bằng cả tấm lòng

21 Jul, 06:44 AM

Kinhtedothi – Với phương châm chăm sóc sức khỏe người có công được đặt lên hàng đầu, Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 4 Hà Nội đã kiểm tra sức khỏe, lập hồ sơ bệnh án cho từng người; bổ sung trang thiết bị tập phục hồi chức năng; chế biến những món ăn phù hợp; cải tạo cảnh quan môi trường để phục hồi sức khỏe của người có công.

Quảng Ninh: các tàu thuyền vào nơi tránh trú sau lệnh cấm bão

Quảng Ninh: các tàu thuyền vào nơi tránh trú sau lệnh cấm bão

20 Jul, 10:22 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ninh hiện đang lên các giải pháp ứng phó với cơn bão số 3. Đến 17 giờ chiều 20/7, công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão đã được triển khai nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên biển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ