Đoàn đến khảo sát thực tế Nhà máy XLNT tập trung Cầu Ngà (xã Dương Liễu), dự án xây dựng Nhà máy XLNT xã Sơn Đồng và làm việc với lãnh đạo huyện, các sở, phòng, ngành liên quan.
Theo UBND huyện Hoài Đức, trong 12 làng nghề truyền thống được công nhận tại huyện thì 3 làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu; Minh Khai; Cát Quế và dệt kim, bánh kẹo La Phù gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nước sông Nhuệ, sông Đáy.Mới có 9 làng nghề và 15 xã, thị trấn có dự án thu gom XLNT, gồm: Nhà máy XLNT Cầu Ngà (thu gom, XLNT của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế); Công ty CP ĐT&TM Phú Điền đã thực hiện thu gom xử lý phần vùng đồng và đang triển khai phần vùng bãi; Nhà máy XLNT Sơn Đồng (thu gom XLNT cho 8 xã, 4 làng nghề) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp, thoát nước và môi trường TP Hà Nội (BQLDA) đang thi công xây dựng; Nhà máy XLNT tại xã Vân Canh (XLNT cho 4 xã và 2 làng nghề), đã thu hồi đất và bàn giao mặt bằng, đang thực hiện thủ tục xã hội hóa vốn đầu tư. Còn cả 5 xã phía Nam (An Khánh, An Thượng, Vân Côn, Đông La, La Phù) và 3 làng nghề (tại La Phù, An Thượng, Đông La) chưa được bố trí nhà máy.Đến nay, dự án Nhà máy Sơn Đồng đã hoàn thành 90% khối lượng thi công, dự kiến bàn giao trong quý IV/2018, UBND huyện đề nghị BQLDA sớm làm việc với UBND huyện, xã và đơn vị liên quan để đề xuất phương án khả thi thi công phần còn lại. Phía chủ đầu tư (CĐT) thì đề nghị UBND huyện và đơn vị quản lý kênh thống nhất tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện mặt bằng thi công. Với công tác quản lý, vận hành Nhà máy XLNT tập trung Cầu Ngà, còn tình trạng nước thải lẫn nhiều xơ, sợi, rác, huyện đề nghị Công ty sớm hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải, tách bã thải miền đồng và miền bãi về Nhà máy Cầu Ngà, góp phần giải quyết cơ bản ô nhiễm nước thải làng nghề tại huyện. Với dự án Nhà máy xã Vân Canh thiếu vốn đầu tư, nên đề nghị UBND TP và Sở KH&ĐT sớm triển khai xã hội hóa.
Khảo sát thực tế tại Nhà máy XLNT tập trung Cầu Ngà (xã Dương Liễu). |
Ảnh: Linh Chi |