Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dạy thêm, học thêm: Cần thanh tra, xem xét lại chương trình giáo dục

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vấn đề dạy thêm, học thêm lại được các đại biểu Quốc hội nhắc đến trong phiên thảo luận tổ. Các đại biểu đề nghị Bộ GD&ĐT cần thanh, kiểm tra; xem xét lại chương trình giáo dục...

Đề nghị thanh, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm

Thảo luận tại phiên họp tổ, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) nêu ý kiến, thời gian qua, việc dạy thêm, học thêm là vấn đề được đông đảo cử tri cũng như các cơ quan truyền thông báo chí quan tâm. Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT các địa phương cũng quan tâm đến vấn đề này và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) đề nghị Bộ GD&ĐT thanh, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm

Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề dạy thêm, học thêm, đặc biệt là ở các đô thị lớn không có nhiều chuyển biến. Nhiều trường hợp, tuy việc học thêm là phù hợp với nhu cầu của gia đình nhưng lịch học chính khóa cũng như lịch học thêm vẫn còn quá dày.

Từ thực tế nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại chương trình giáo dục và có phân tích kỹ lưỡng, điều chỉnh phù hợp để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, có các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm, để hoạt động này vừa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình, nhưng không làm phát sinh các vấn đề xã hội nan giải như hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, chương trình học dày đặc, trẻ yếu kỹ năng trong cuộc sống

Nói về “căn bệnh trầm kha” dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, hệ thống lương cho giáo viên còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. “Tôi tha thiết đề nghị Chính phủ có chỉ đạo quyết liệt mang tính “mệnh lệnh”, làm thế nào nâng cao đời sống cho giáo viên để bảo đảm nguồn nhân lực, đồng thời hạn chế thấp nhất dạy thêm, học thêm” - đại biểu Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Chương trình học dày đặc, trẻ yếu kỹ năng trong cuộc sống

Theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, thế hệ trẻ hiện nay với chương trình học dày đặc đã mất quá nhiều thời gian cho việc học nên yếu kỹ năng trong cuộc sống, cùng với ảnh hưởng của mạng xã hội đã xảy ra hệ lụy về ứng xử chưa tốt, bạo lực học đường… Ngoài ra, thực tế sau khi biên soạn sách giáo khoa chương trình mới, đã xảy ra tình trạng không đồng bộ, còn nhiều lỗi, do đó đề nghị ngành Giáo dục tổng kết ngay để sớm xem xét bổ sung, chỉnh sửa.

Theo đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận), Nhà nước cần tiếp tục có chính sách quan tâm hơn nữa đến giáo dục và đào tạo

Trong khi đó, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) nhận thấy, có tình trạng thương mại hóa giáo dục. Tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa được các địa phương khắc phục. Do đó, đại biểu đề nghị sớm có giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên. Đặc biệt, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách quan tâm hơn nữa đến giáo dục và đào tạo.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đề xuất, cần sớm tổng kết thực tiễn thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Nhằm tiếp tục thúc đẩy việc triển khai hiệu quả chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho rằng, cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của chính sách xã hội hóa giáo dục trong các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục.

Ngoài ra, đại biểu đề xuất, cần sớm tổng kết thực tiễn thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đồng thời rà soát để kịp thời phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ