Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ĐB Quốc hội đề xuất phân chia biển số “rất đẹp”, để giá khởi điểm cao

Kinhtedothi- Ngày 7/11, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến là giá khởi điểm và quyền của người trúng đấu giá.

Đề xuất nghiên cứu thêm việc phân chia biển số “rất đẹp”

Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn tỉnh Bình Định) đề xuất cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm việc phân chia biển số “rất đẹp”, nhằm tăng tính khả thi, tăng thu ngân sách thông qua việc đấu giá biển số.

Theo đại biểu, hiện nay người dân chia biển số đẹp thành 2 nhóm. Nhóm theo quan niệm dân gian có các số 29, 79, 68 và nhóm các số sắp xếp theo nguyên tắc khoa học như 12121; 88899… Trước đó, Bộ Công an đã cho đánh giá các biển số gồm 5 chữ số giống nhau, 4 chữ số giống nhau, 3 chữ số giống nhau và dãy số tăng dần, đây là nhóm biển số đẹp theo quy tắc khoa học.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn tỉnh Bình Định) phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Trong thực tế, nhóm số người dân yêu thích khi gắn vào ôtô sẽ giúp giá trị của xe tăng lên rất nhiều, có xe 800 triệu nhưng bấm được biển 99999 đã bán 1,7 tỷ đồng. Với quy định người trúng đấu giá được giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác cùng sở hữu thì người dân sẽ đấu giá cao hơn giá trị gia tăng trước đây.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị bổ sung vào nghị quyết nhóm biển đẹp có số được bố trí theo nguyên tắc khoa học, có số hạn chế trong tổng kho số, bắt buộc đấu giá và có giá khởi điểm 200 triệu đồng.

"Đề xuất này có tính khả thi cao vì giá trị biển khoảng 5% giá trị xe. Hiện nay có nhiều dòng xe sang giá 3-40 tỉ đồng, 5% sẽ khoảng 150 triệu đến 2 tỉ đồng. Số lượng dòng xe sang này chiếm khoảng 2,5% số xe đã bán ra thời gian qua. Như vậy xác suất người có xe sang đấu giá được hết kho biển số đẹp là cao, giúp giá trị xe tăng vài trăm triệu đồng"- đại biểu nói. Đồng thời nêu thêm thực tế ở một số quốc gia, có những biển số được đấu giá hàng triệu USD, đem làm từ thiện hoặc tái đầu tư giao thông. Nếu đấu giá vào những sự kiện đặc biệt, các biển số có thể đấu giá lên đến vài tỷ đồng. Đại biểu đề nghị cho Bộ Công an có quyền chọn biển số từ kho để đấu giá trực tiếp tại các sự kiện đặc biệt về an toàn giao thông, lấy tiền đầu tư cho các dự án giao thông.

Các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Cũng liên quan đến giá khởi điểm, một số ý kiến nhất trí với Dự thảo Nghị quyết xác định giá khởi điểm của 1 biển số đưa ra đấu giá đối với Vùng 1 (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) là 40 triệu đồng, đối với Vùng 2 (các địa phương còn lại) là 20 triệu đồng, vì cho rằng mức giá khởi điểm này cơ bản phù hợp với thực tiễn thu nhập bình quân Vùng 1, Vùng 2.

Mức chênh lệnh giá khởi điểm giữa Vùng 1 và Vùng 2 cũng tương đương với mức chênh lệch phí đăng ký biển số xe ô tô giữa Khu vực 1 và Khu vực 2 (20 triệu đồng - 1 triệu đồng).

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra, đề nghị áp dụng thống nhất trong cả nước một mức giá khởi điểm, có thể là mức 40 triệu đồng; có ý kiến đề nghị mức giá khởi điểm cần thấp hơn để đông đảo người dân có thể tham gia đấu giá.

Đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá

Liên quan đến quyền của người trúng đấu giá, điểm c, khoản 2 điều 3 của Dự thảo Nghị quyết quy định người trúng đấu giá không được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá (trừ trường hợp chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe). Trong khi đó, theo khoản 2 điều 4, người nhận chuyển nhượng, người được cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe thì không được giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác; không được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Bày tỏ băn khoăn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) đánh giá nội dung này chưa phù hợp. Theo đại biểu, sau 3 năm thí điểm, xe gắn biển trúng đấu giá hết khấu hao, không được lưu hành nhưng biển lại không được dùng đăng ký cho xe khác hay tiếp tục cho chuyển nhượng, thừa kế thì phải đi đăng ký biển khác. Vậy biển số xe trúng đấu giá dùng vào việc gì, quản lý thế nào.

Đại biểu đề nghị cho phép người nhận chuyển nhượng, tặng, thừa kế được phép giữ lại biển để đăng ký cho xe ô tô khác của mình.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn tỉnh Khánh Hoà) băn khoăn khi dự thảo nghị quyết vừa coi biển số xe là tài sản nhưng lại coi đây là “tài sản đặc thù” nên hạn chế quyền của người trúng đấu giá. Ông cho rằng quy định như vậy là mâu thuẫn, vì khi là tài sản thì phải tuân theo bộ luật dân sự về tài sản để thống nhất.

Đại biểu nêu quan điểm việc hạn chế quyền như dự thảo sẽ không khuyến khích được người dân tham gia đấu giá và đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá; đồng thời đề nghị Quốc hội chỉ ban hành nghị quyết cho phép thực hiện đấu giá biển số xe ô tô mà không nên quy định quá cụ thể, rồi giao Chính phủ điều hành nhằm đảm bảo linh hoạt.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP Hà Nội) nêu ý kiến. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP Hà Nội) đề cập đén công tác quản lý biển số được đấu giá và cho biết, hiện nay việc đăng ký và được cấp biển kiểm soát có số đăng ký theo tỉnh, thành phố mà chủ xe có trụ sở hoặc cư trú. Khi sang tên, chuyển địa chỉ sang tỉnh, thành phố khác thì phải thực hiện việc đăng ký sang tên, cấp đổi đăng ký và nộp lại biển số đã được cấp để xin cấp lại biển số ở tỉnh, thành phố nơi chuyển.

Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị quyết, việc cấp biển số xe sẽ không còn phụ thuộc vào nơi chủ xe có trụ sở hoặc cư trú nữa, đại biểu cho rằng đây thay đổi rất là lớn trong công tác quản lý phương tiện nhưng chưa được đánh giá tác động. Thực tế, việc đăng ký và quản lý phương tiện theo địa bàn vừa để xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký vừa để thống kê, quản lý phương tiện lưu thông trên địa bàn và các số liệu đăng ký đang là một trong những thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý an ninh trật tự…

Theo đại biểu, việc quy định người dân tham gia đấu giá trên toàn quốc không theo hộ khẩu thường trú là phù hợp, khả thi do Bộ Công an đang thực hiện việc quản lý bằng dữ liệu điện tử nên vẫn bảo đảm yêu cầu về quản lý nhà nước về phương tiện giao thông và bảo đảm tối đa quyền lợi của người dân.

Mặt khác theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, do đây là nội dung thí điểm được thực hiện trong vòng 3 năm nhưng hệ quả của chính sách này có tác dụng và ảnh hưởng rất lâu dài. Trong khi đó còn có các nội dung chưa thật rõ, còn có thể điều chỉnh như về các vấn đề về tài sản, về quyền tài sản, về phương thức đăng ký, quản lý phương tiện… Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có quy định giới hạn về thời gian được sử dụng quyền của người trúng đấu giá hoặc là tương ứng với niên hạn sử dụng của phương tiện được gắn biển số.

 

Theo Dự thảo Nghị quyết, biển số đưa ra đấu giá là biển số ô tô chưa đăng ký, Bộ Công an dự kiến cấp mới cho xe ô tô của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (nền màu trắng, chữ và số màu đen), được đăng công khai trong thời gian 30 ngày, trước ngày tổ chức đấu giá.

Với hình thức đấu giá trực tuyến toàn quốc, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được lựa chọn biển số của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đăng ký tham gia đấu giá.

Biển số không được lựa chọn để đấu giá, biển số qua cuộc đấu giá không thành sẽ chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe để đăng ký theo quy định của Bộ Công an.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ