Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ĐBQH: cân nhắc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón

Kinhtedothi - Chiều 17/6, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhận định, Dự Luật có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu...

Góp ý vào Dự thảo Luật, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc dự thảo quy định áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung (đoàn tỉnh Yên Bái) cho rằng, trong tình hình thị trường phân bón thế giới và trong nước tiếp tục tăng giá trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng, nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng thì áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón chưa được hợp lý.

Đại biểu đề nghị hết sức cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón. Trường hợp cần thiết hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên có thể áp dụng thuế suất 0% với mặt hàng phân bón, do phân bón là nguyên liệu đầu vào cho ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta nên có thể áp dụng ưu đãi thuế ở mức độ cao hơn.

Quang cảnh thảo luận tại tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội

Còn đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, nếu tăng thuế giá trị gia tăng lên 5% đối với phân bón nhập khẩu vào giá bán sẽ cao hơn mức hiện nay. Điều này có thuận lợi là hạn chế nhập khẩu nhưng ở góc độ người nông dân sẽ chịu mức thuế 5% cộng vào giá bán, rất bất lợi cho sản xuất. Vì thế đại biểu cho rằng không nên áp dụng quy định này. “Coi trọng nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế thì phải tạo điều kiện phát triển nông nghiệp” - đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Về định hướng tăng mức thuế suất phổ thông, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đây là vấn đề rất cần cân nhắc vì hiện nay muốn khuyến khích, thúc đẩy sản xuất thì phải giảm thuế, nếu tiếp tục tăng thuế giá trị gia tăng sẽ xảy ra tác động ngược so với mong muốn. Đại biểu cho rằng so với mặt bằng chung của thế giới (khoảng 15%), nhưng so với các nhóm nước đang phát triển không phải là thấp.

“Việc cải cách thuế hướng vào tăng thuế giá trị gia tăng chúng ta cần hết sức cân nhắc. Chúng ta còn có dư địa cải cách thuế ở nhiều lĩnh vực khác, điển hình như thuế tài sản, hầu như chưa thu được đồng nào trong khi thuế tài sản sẽ điều tiết thu nhập, hoạt động của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có thu nhập cao, tài sản lớn”- đại biểu nói.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn phát biểu thảo luận

Về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ sự đồng tình với việc giảm đến hết năm 2024, tuy nhiên đại biểu cho rằng, thực tế khi triển khai giảm thuế, mục tiêu giảm giá hàng cuối cùng đến người tiêu dùng nhưng có lẽ số lượng người tiêu dùng được hưởng không nhiều, trừ trường hợp mua hàng có hóa đơn chứng từ; còn phần lớn hàng hóa dịch vụ đang tiêu dùng hiện nay gần như không có hóa đơn chứng từ.

Tham gia đóng góp ý kiến vào các quy định khác trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (Đoàn TP Hà Nội) lo ngại vấn đề hóa đơn giả. Đại biểu cho rằng, vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng dẫn đến lợi ích rất lớn nên việc làm giả hóa đơn nhằm hoàn thuế gây thiệt hại rất lớn với hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề này, nếu chỉ quy định như Dự thảo Luật sẽ khó đạt được mục tiêu phòng, chống làm giả hóa đơn.

Góp ý vào quy định thuế suất trong Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Đào Chí Nghĩa (Đoàn TP Cần Thơ) đề xuất bổ sung vào phần thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thông qua các sàn thương mại điện tử, cung ứng dịch vụ số hóa từ nước ngoài cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam, phải áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu để bảo đảm đối xử công bằng với hàng hóa, dịch vụ trong nước, góp phần duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu...

Đề xuất bổ sung một số hành vi nghiêm cấm với công chứng viên vào Luật

Đề xuất bổ sung một số hành vi nghiêm cấm với công chứng viên vào Luật

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ