Nguy cơ tụt hậu
Ngành du lịch Việt Nam được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thế nhưng trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam vẫn dẫm chân tại chỗ và có nguy cơ để Campuchia vượt qua trong việc thu hút khách.
Theo ông Lã Quốc Khánh-Phó giám đốc Sở VH-TT&DL: Từ tháng 1/2008, Campuchia bỏ thị thực nhập cảnh đối với công dân ở khu vực Đông Nam Á. Ước tính, việc làm này đã khiến thất thu ngân sách Campuchia hơn 14 triệu USD, nhưng bù lại, Campuchia thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ khi ngành du lịch nước này đón khoảng 500.000 khách ASEAN/năm. Nhờ đó năm 2009, du lịch Campuchia đón hơn 2,3 triệu khách quốc tế và đặt mục tiêu đón 3 triệu khách trong năm 2010. Ông Khánh cảnh báo: Với chiến lược cụ thể và cách làm hiệu quả, ngành du lịch Campuchia đang bứt phá mạnh và nhiều khả năng vượt qua Việt
Ông Nguyễn Phú Đức-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt
Làm gì để du lịch Viêt
TS. Lưu Đức Hải, Viện Chiến lược Phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: để phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới ngành du lịch cầnhát triển sản phẩm du lịch chủ lực; Xác định đối tượng khách du lịch, thị trường cần đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thu hút khách; Công tác quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch cần được làm tổng thể, bài bản hơn, xác định những nét đặc trưng nổi bật để có sự đầu tư đúng đắn và xây dựng những sản phẩm du lịch mang bản sắc Việt Nam chất lượng cao… Ông Khánh đề xuất: Để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Ngoài ra, ngành Du lịch nên tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển có chiều sâu các loại hình du lịch hội nghị, mua sắm, mở rộng hệ thống dịch vụ du lịch đạt chuẩn kết nối với tour lữ hành; Đảy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó các công ty du lịch lữ hành cũng như các nhà hàng khách sạn cần đẩy mạnh việc liên kết cùng nhau khai thác tiềm năng, lợi thế của nhau để phát triển kinh doanh.
Tại hội thảo "Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế" do Bộ Văn hóa - Thể thao& Du lịch vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL- Trần Chiến Thắng cho biết: Trong thời gian tới, bộ sẽ hoàn thiện cơ cấu chính sách hoàn thiện, luật pháp liên quan đến du lịch và giải quyết các vấn đề có tính liên ngành. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng và độc đáo, có sức cạnh tranh cao; Coi trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực... Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Để ngành du lịch phát triển, ngành du lịch cần rà soát, đánh giá lại chất lượng du lịch hiện tại đến đâu; Trong quá trình phát triển Du lịch cần chú trọng yếu tố văn hóa và gia đình Cần chuẩn hóa quốc tế những hoạt động du lịch đặc biệt cần quan quản lý các di tích, danh lam, thắng cảnh, đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực hướng tới tính chuyên nghiệp cao; Quy trình xuất nhập cảnh phải được cải tiến theo hướng nhanh gọn.