Để hàng hóa không “tát nước theo xăng”
Trước đó, quý I/2022, giá mặt hàng này cũng được điều chỉnh đến 7 lần. Việc tăng giá xăng đã tác động cả về tâm lý lẫn lực đẩy tăng giá tiêu dùng đi lên do xăng dầu là mặt hàng đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Nhiều DN, siêu thị trước sức ép tăng giá vận chuyển cũng đang tính toán điều chỉnh giá các mặt hàng do chi phí vận chuyển gia tăng.

Ngoài ra, ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới như căng thẳng Nga - Ukraine chưa có hồi kết, Fed tăng lãi suất khiến tỷ giá nhảy múa, sự đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19… cũng là những nguyên nhân gây sức ép lớn lên mặt bằng giá tiêu dùng trong nước.
Xăng tăng giá ảnh hưởng đến bàn ăn của từng gia đình là câu chuyện quy luật thị trường không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cũng có tình trạng, giá các loại hàng hóa “té nước theo mưa”, lấy lý do tăng giá xăng dầu, chi phí vận chuyển đi lên để diều chỉnh giá quá mức quy định.
Theo các chuyên gia, thời gian qua, giá xăng tăng mạnh nhưng tác động của nó tới giá hàng hóa tiêu dùng, chỉ số CPI thực tế không nhanh và lớn như vậy. Trong khi đó, nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng quá mức so với tốc độ tăng của giá của một số nguyên liệu đầu vào. Đáng chú ý, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, sức mua của người dân không cao, hàng hóa dồi dào, giá rau củ quả đang vào mùa, thời tiết thuận lợi, thì không thể tăng “sốc” với lý do giá vận chuyển tăng. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.
Vì thế, việc các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát để hạn chế tình trạng “té nước theo xăng” là rất cần thiết. Ngoài ra, cơ quan quản lý giá là Bộ Tài chính cần đề xuất các giải pháp bình ổn, quản lý giá cả, trong đó tập trung một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá cả thị trường trước áp lực giá xăng dầu.
Phía Bộ Tài chính cũng cho biết, sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp.
Trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng thời gian gần đây, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP cần tập trung kiểm soát giá cả hàng hóa. Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng, dầu thế giới để có phương án điều hành phù hợp, hạn chế tác động mạnh đến thị trường trong nước và bảo đảm dư địa kiểm soát lạm phát cả năm.
Cùng với đó, tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịp lễ, Tết, cao điểm để tăng giá cước vận tải ở mức cao bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả. Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá tiếp tục điều hành thận trọng, để bảo đảm dư địa điều hành cho CPI cả năm.

Bộ Tài chính: Không điều chỉnh tăng giá các hàng hóa Nhà nước định giá
Kinhtedothi - Thông tin từ Bộ Tài chính, nhiều yếu tố sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong tháng 3/2022. Việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI quý II, để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.

"Phải tìm mọi cách để hàng hóa xuất - nhập khẩu phải được thông suốt"
Kinhtedothi – Theo các chuyên gia, muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa; phải làm mọi giá để hàng hóa xuất - nhập khẩu phải được thông suốt.

Áp lực tăng giá hàng hóa sau khi giá xăng dầu leo thang
Kinhtedothi - Dù hàng hóa tại chợ dân sinh đang tăng theo giá xăng dầu, nhưng trong hệ thống siêu thị từ sau Tết Nguyên đán đến nay không tăng giá. Tuy nhiên, mức giá này sẽ được neo giữ trong ngắn hạn, bởi giá xăng dầu đang ''phả hơi nóng'' vào mọi chi phí đầu vào sản xuất.