Đề nghị phân định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 13/1, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về thực hiện Luật Thanh niên năm 2005 sau khi khảo sát thực tế tại một số cơ sở. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp đoàn.

Kinhtedothi - Chiều 13/1, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về thực hiện Luật Thanh niên năm 2005 sau khi khảo sát thực tế tại một số cơ sở. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp đoàn.

 
Tuổi trẻ huyện Phúc Thọ hăng hái lên đường nhập ngũ. Ảnh: Linh Anh
Tuổi trẻ huyện Phúc Thọ hăng hái lên đường nhập ngũ. Ảnh: Linh Anh
Hà Nội hiện có khoảng 2,7 triệu thanh niên (từ 16 - 30 tuổi), chiếm trên 33% tổng dân số. Những năm qua, Hà Nội được đánh giá là dẫn đầu cả nước về thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên. TP duy trì quỹ ưu đãi khuyến khích tài năng, bình quân mỗi năm hỗ trợ đào tạo sau ĐH cho cán bộ, công chức, viên chức khoảng 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, chính sách đối với thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đối với thanh niên trẻ đã được TP Hà Nội quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Thanh niên vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại như tình trạng thanh niên đang thiếu khu vui chơi giải trí. Hiện vẫn còn 3 huyện (Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa) chưa có trung tâm văn hóa, mới có 112/577 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa... Lãnh đạo TP Hà Nội nhìn nhận, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở chưa đảm bảo về trang thiết bị, diện tích, mặt bằng công năng sử dụng... TP đang tập trung hoàn thiện đề án khảo sát, đánh giá và đề xuất mô hình hệ thống thiết chế văn hóa giai đoạn 1.

Từ vấn đề các thành viên đoàn giám sát đặt ra về việc tạo điều kiện cho thanh niên phát triển, được giải quyết việc làm, tránh tình trạng một số nơi "khoán trắng" việc quản lý thanh niên cho tổ chức Đoàn, lãnh đạo TP khẳng định, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường hơn trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền và lưu ý hỗ trợ các đối tượng thanh niên đặt biệt; tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm gắn với những nhu cầu thiết thân của thanh niên, không dàn trải. Cùng với đó, Hà Nội cũng đề xuất Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sớm sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005 theo hướng vụ thể hóa về quyền và nghĩa vụ của thanh niên...