Có thể kể ra một vài ví dụ: Ngày 19/1, Đồn Biên phòng Quảng Đức, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển trái phép 113 kg pháo các loại. Trước đó, ngày 15/1 Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) phối hợp với Tổ công tác Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn, Bộ đội biên phòng Trạm kiểm soát cửa khẩu Tân Thanh đã phát hiện, bắt giữ lô hàng pháo nổ các loại, tổng trọng lượng là 894 kg. Rồi đêm 14/1, tổ tuần tra kiểm soát của Công an Hà Nội phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy chở một bao tải chứa 36 hộp pháo nổ. Cùng ngày, lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra ô tô khách phát hiện trên xe có 200 kg pháo nổ để lẫn cùng hàng hóa thông thường khác xếp trong các hầm, cốp xe… Còn có thể liệt kê một danh mục dài những vụ việc tương tự.
Điều đáng nói là không chỉ ở biên giới phía Bắc, mà cả ở Miền Trung, Tây Nguyên, Miền Tây Nam bộ cũng phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn bán, tàng trữ pháo nổ trái phép. Điều đó cho thấy sự tích cực của các lực lượng chức năng như công an, hải quan, biên phòng, quản lý thị trường… nhằm quyết liệt ngăn chặn nạn buôn bán pháo nổ, góp phần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 406/1994/CT-TTg về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.Tuy nhiên, việc đốt pháo nổ đã xuất hiện trở lại và có chiều hướng lan rộng, không chỉ dịp Tết mà còn cả ở những đám cưới, mừng nhà mới, khai trương… thậm chí ngay giữa ban ngày, không xa trụ sở các cơ quan công quyền. Rõ ràng tình trạng trên đã tiếp tay cho hành vi buôn bán pháo nổ lan tràn, nhất là dịp sắp Tết này. Ai cũng biết có cầu thì mới có cung. Nạn buôn bán, tàng trữ pháo nổ trái phép rộ lên là do đó đây nhu cầu về loại hàng đã bị nghiêm cấm này vẫn tồn tại, khiến cho nhiều người vì hám lợi mà bất chấp việc vi phạm pháp luật. Và để xảy ra tình trạng đáng lo ngại trên, có thể chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng là sự buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp. Chúng ta hẳn còn nhớ cách đây mấy năm, ở một địa phương rất gần Hà Nội, người dân đốt pháo công khai, tràn lan. Hiện tượng đó được phản ánh trên nhiều tờ báo, bị phê phán. Nhờ việc chấn chỉnh quản lý, năm sau tình trạng trên đã không còn. Điều đó cũng cho thấy, để giải quyết dứt điểm tình trạng buôn bán tàng trữ pháo nổ trái phép, một giải pháp quan trọng là bên cạnh làm tốt công tác tuyên truyền vận động, cần phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi đốt pháo nổ, vi phạm Chỉ thị 406 về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo.Ai cũng thấy hiệu quả của việc thực hiện Chỉ thị 406 trong đời sống xã hội. Cũng chưa ai quên những tai nạn đau lòng do buôn bán, tàng trữ, sản xuất và sử dụng pháo nổ gây ra trước khi Chỉ thị này được ban hành và đi vào cuộc sống. Nhận thức được tính cấp thiết của việc ngăn chặn các hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo nổ, những năm gần đây lãnh đạo thành phố Hà Nội đã nhiều lần chỉ thị cho các cơ quan chức năng có giải pháp ngăn ngừa, giải quyết dứt điểm những hành vi nêu. Mới đây nhất, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã yêu cầu VKSND hai cấp TP từ nay đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả; buôn bán, vận chuyển và đốt pháo nổ; gây rối trật tự công cộng, trên từng huyện, thị và toàn địa bàn TP. Đó cũng là một trong những yêu cầu mà UBND TP Hà Nội đề ra trong Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 28/12/2018 về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 trên địa bàn TP để người dân đón một cái Tết đầm ấm, an lành!Để người dân đón Tết an lành
Kinhtedothi - Những ngày gần đây các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp thông tin về việc các lực lượng chức năng công an, hải quan, bộ đội Biên phòng, quản lý thị trường… phát hiện, bắt giữ các đối tượng có hành vi buôn bán, tàng trữ trái phép pháo nổ.
Dường như ngày nào cũng có những thông tin về các vụ việc nêu trên. Thực tế là sau một số năm quy định cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo nổ được thực hiện nghiêm túc, những năm gần đây hiện tượng đốt pháo đã xuất hiện trở lại và có chiều hướng lan rộng.